Vĩ mô

Các quốc gia Đông Nam Á đang chi bao nhiêu cho giáo dục, Việt Nam đứng thứ mấy?

Nguyên Mộc 16/07/2025 14:47

Malaysia và Philippines chi mạnh tay cho giáo dục trong khi Indonesia dè sẻn bất ngờ, còn Việt Nam đang ở đâu?

Trong bối cảnh giáo dục ngày càng được xem là “tài sản chiến lược” của quốc gia, mức chi tiêu công cho lĩnh vực này trở thành một trong những chỉ dấu quan trọng thể hiện cam kết đầu tư cho tương lai.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), Malaysia và Philippines là hai quốc gia nổi bật nhất khi dành tới 3,6% GDP cho giáo dục (năm 2023). Dù không thuộc nhóm có thu nhập cao, hai quốc gia này vẫn cam kết giữ mức đầu tư khá ổn định, một trong những biểu hiện rõ cho quyết tâm “nuôi dưỡng tương lai” bằng tri thức.

Ở phía ngược lại, Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực lại gây ngạc nhiên khi chi tiêu cho giáo dục chỉ 1,3% GDP. Trong khi đó, Lào và Myanmar cũng ở mức thấp, lần lượt là 1,2% và 2,0%, tuy nhiên số liệu của Myanmar đã từ năm 2019.

Brunei, dù dân số ít nhưng giàu tài nguyên, lại đứng đầu khu vực với mức chi tới 4,4% GDP (dữ liệu năm 2016). Còn Singapore, nổi tiếng với hệ thống giáo dục đẳng cấp toàn cầu, lại chỉ chi khoảng 2,2% GDP, phản ánh mô hình đầu tư theo chiều sâu, chú trọng hiệu quả và công nghệ cao.

Việt Nam, theo số liệu gần nhất năm 2022, chi khoảng 2,89% GDP cho giáo dục. Con số này đưa Việt Nam vượt qua Indonesia, Lào, Myanmar và cả Thái Lan (2,6%), nhưng vẫn thấp hơn hầu hết các quốc gia còn lại trong khu vực, kể cả Campuchia và Timor-Leste (cùng đạt 3%).

Đáng chú ý, Việt Nam từng có giai đoạn rất nổi bật, giai đoạn 2011–2013, ngân sách cho giáo dục chiếm tới trên 4% GDP, thậm chí đạt đỉnh 4,53% năm 2013, thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, tỷ lệ này liên tục đi xuống, và đến 2022 thì chỉ còn chưa tới 2,9%.

Các quốc gia Đông Nam Á đang chi bao nhiêu cho giáo dục, Việt Nam đứng thứ mấy?
Năm 2022, Việt Nam chi khoảng 2,89% GDP cho giáo dục (Ảnh minh họa)

Không chỉ Việt Nam, Thái Lan cũng có sự tụt dốc trong tỷ lệ này, từ mức hơn 11% trong năm 2011 mà đến 2022 chỉ còn 2,6%, thấp hơn Việt Nam.

Việc tỷ lệ này giảm không đồng nghĩa với việc ngân sách cho giáo dục bị cắt giảm tuyệt đối. Theo các chuyên gia, một nguyên nhân chính là GDP của Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng chi giáo dục, khiến tỷ lệ phần trăm giảm dù tổng số tiền chi vẫn tăng.

Ngoài ra, xu hướng cơ cấu lại ngân sách, cắt giảm chi thường xuyên, ưu tiên đầu tư hạ tầng, chuyển đổi số, và phục hồi kinh tế sau đại dịch cũng khiến phần “chiếc bánh” dành cho giáo dục bị thu hẹp tương đối. Việt Nam cũng đang thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, điều này góp phần làm giảm áp lực cho ngân sách nhà nước, nhưng đồng thời đặt ra những câu hỏi về bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

>> Chi ngân sách Nhà nước tháng 01/2025 tăng 4,8%: Chính phủ đang ‘dồn tiền’ vào đâu?

Ngân sách cho giáo dục đại học: 'Tự chủ' không đồng nghĩa với 'tự lo'

Quốc hội chính thức phân cấp thẩm quyền cho Chính phủ trong quyết định, điều chỉnh ngân sách

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cac-quoc-gia-dong-nam-a-dang-chi-bao-nhieu-cho-giao-duc-viet-nam-dung-thu-may-296598.html
Bài liên quan
  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục nêu lý do giáo viên không được dạy thêm học sinh mình đang trực tiếp giảng dạy
    Tại Phiên họp 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm rõ thêm các ý kiến liên quan đến vấn đề dạy thêm, học thêm.
  • Việt Nam – Pháp sẽ ký một hiệp định mới về giáo dục
    Ngày 27/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Phu nhân và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), ngôi trường được thành lập và phát triển theo các hiệp định giữa Chính phủ hai nước Việt Nam-Pháp ký ngày 12/11/2009 và 2/11/2018. Tại đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có buổi nói chuyện với sinh viên, trí thức trẻ Việt Nam.
  • Thủ tướng: Điều chỉnh chi tiêu thường xuyên xuống dưới 60% tổng chi ngân sách
    Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo về điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, điều chỉnh chỉ tiêu bội chi ngân sách, nợ công, đưa tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 60% trong tổng chi ngân sách.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Các quốc gia Đông Nam Á đang chi bao nhiêu cho giáo dục, Việt Nam đứng thứ mấy?
    POWERED BY ONECMS & INTECH