Cận cảnh ngôi nhà đầu tiên trên thế giới có thể loại bỏ khói bụi ô nhiễm, kỳ vọng là bước đột phá của ngành xây dựng toàn cầu

19-04-2024 12:23|Ngọc Trà

Ngôi nhà xinh đẹp đặc biệt đang thu hút sự chú ý của giới xây dựng vì vật liệu xây dựng độc đáo.

Việc sản xuất xi măng dùng làm bê tông là nguyên nhân chính tạo ra lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới và vì chúng ta phụ thuộc vào vật liệu này để xây dựng cơ sở hạ tầng nên đây là một vấn đề nghiêm trọng.

Mới đây, một công ty của Nhật Bản đã xây dựng một ngôi nhà xanh đúng nghĩa, bằng cách sử dụng loại bê tông mới có khả năng hút CO2 vào thay vì thải ra khí này.

Empty
Ngôi nhà được cho là kiểm soát tốt lượng khí thải phát ra môi trường.

Những kiến trúc sư không chỉ dừng lại ở việc sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường cho ngôi nhà. Họ đã có một ý tưởng đột phá là biến những bức tường bê tông hoạt động giống như bộ lọc. Những bức tường này có thể giúp làm sạch không khí bằng cách hấp thụ CO2, khiến ngôi nhà vừa có phong cách lại vừa làm tốt nhiệm vụ phát thải.

Công trình đặc biệt này cách Tokyo 70 phút, thuộc thị trấn Karuizawa - một thị trấn nghỉ dưỡng miền núi lâu đời và nổi tiếng nhất Nhật Bản, nổi tiếng với khí hậu mát mẻ nhiều cây cối.

Empty
Ngôi nhà được phát triển bởi Tập đoàn Kajma.

Những mảng bê tộc có một không hai được sản xuất bởi Tập đoàn Kajima, phối hợp với Công ty Điện lực Chugoku, Denka và Landes Co. Nó được đặt tên là CO2-SUICOM.

Để sản xuất ra những bức tường bê tông đặc biệt này, nhóm kỹ sư xây dựng đã thử nghiệm rất nhiều. Đầu tiên, một loại hỗn hợp xi măng được "ướp lạnh" trong buồng bảo dưỡng và sau đó CO2 được bơm vào buồng để hấp thụ hấp thụ carbon dioxide. CO2 được hấp thụ sau đó sẽ bị mắc kẹt bên trong bê tông và sẽ không thể thoát ra ngoài.

nendo-co2-suicom-residence-desig
Lớp hàng rào bảo vệ bên ngoài ngôi nhà cũng được sử dụng vật liệu này.

Đại diện Tập đoàn Kajima giải thích: “Thông thường, bê tông cứng lại thông qua phản ứng hóa học giữa xi măng và nước. Nhưng với CO2-SUICOM, hơn một nửa xi măng được thay thế bằng vật liệu mà chúng tôi gọi là γ-C2S. Thay vì phản ứng với nước, γ-C2S phản ứng với CO2 trong không khí để cứng lại, giữ khí bên trong".

Với một loại bê tông hiện đại ưu việt thế này, giá thành của nó hiển nhiên không hề rẻ. Chi phí sản xuất bê tông CO2-SUICOM cao gấp 3 lần so với bê tông tiêu chuẩn được sử dụng tại Nhật Bản. Công ty này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để giảm giá thành sản phẩm và tin tưởng bê tông hút CO2 hoàn toàn có thể phổ rộng trong tương lai gần.

Empty
Những viên gạch bê tông được tạo ra từ vật liệu đặc biệt.

Theo một nghiên cứu được công bố năm ngoái, sản xuất xi măng và bê tông trên toàn thế giới tạo ra khoảng 8% tổng lượng khí thải carbon. Lượng khí thải CO2 dựa trên năng lượng từ ngành xi măng vào năm 2020 chiếm khoảng 1,2% tổng lượng khí thải của Nhật Bản.

Nhật Bản đang là quốc gia đi đầu trong chiến dịch chống phát thải xây dựng. Từ tháng 6/2019, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành lộ trình triển khai các công nghệ tái chế carbon, đề cập tới những mục tiêu cụ thể, thách thức công nghệ và khung thời gian thực hiện.

Empty
Cận cảnh bên trong ngôi nhà đang thu hút giới xây dựng.

Chiến lược tăng trưởng xanh tiến tới trung hòa carbon vào năm 2050 của Nhật Bản bao gồm 14 lĩnh vực tiềm năng cần phát triển mạnh để hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon.

Chiến lược cũng đưa ra các công cụ chính sách để hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon, như cấp ngân sách, miễn giảm thuế, huy động tài chính, hợp tác quốc tế.

Lược dịch từ Interestingengineering

>> Siêu cầu 1.900 tỷ mang tên một bậc đế vương, huy động cần cẩu siêu trọng 800 tấn để lắp đặt những nhịp vòm cao nhất Việt Nam

‘Nhói lòng’ cảnh biệt thự trăm tỷ tại xứ Quảng rơi vào cảnh hoang vu, ‘đắp chiếu’ nhiều năm

Siêu biệt thự của đại gia bất động sản: 'Lưng tựa sơn, mặt hướng thủy', lưu giữ những đồ vật đi lên từ gian khó

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/can-canh-ngoi-nha-dau-tien-tren-the-gioi-co-the-loai-bo-khoi-bui-o-nhiem-ky-vong-la-buoc-dot-pha-trong-nganh-xay-dung-toan-cau-d120791.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cận cảnh ngôi nhà đầu tiên trên thế giới có thể loại bỏ khói bụi ô nhiễm, kỳ vọng là bước đột phá của ngành xây dựng toàn cầu
    POWERED BY ONECMS & INTECH