Cần chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp ngành quế

10-07-2023 08:51|Thy Hằng

6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được 43.186 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 129,2 triệu USD, tăng 25,1% về lượng, tuy nhiên vẫn còn thiếu chiến lược phát triển bền vững cho ngành.

6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 43 nghìn tấn quế, thu về 129,2 triệu USD. Ấn Độ, Hoa Kỳ và Bangladesh là 3 thị trường xuất khẩu chính.

6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 43 nghìn tấn quế, thu về 129,2 triệu USD. Ấn Độ, Hoa Kỳ và Bangladesh là 3 thị trường xuất khẩu chính.

Xuất khẩu thứ ba thế giới

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, trong tháng 6, Việt Nam xuất khẩu được 9.292 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 28,5 triệu USD, so với tháng 5 lượng xuất khẩu tăng 0,8%, kim ngạch tăng 4,0%.

Tính chung 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được 43.186 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 129,2 triệu USD, tăng 25,1% về lượng và 0,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu quế trung bình 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2.992 USD/tấn, giảm 737 USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Ấn Độ, Hoa Kỳ và Bangladesh là 3 thị trường xuất khẩu chính, chiếm 67,1%, trong đó Ấn Độ đứng đầu đạt 17.380 tấn, tăng 35,4%; Hoa Kỳ đạt 5.000 tấn giảm 4,5%; Bangladesh đạt 4.271 tấn, tăng 60,7%. Xuất khẩu quế cũng tăng ở các thị trường Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan…

Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu bao gồm: Prosi Thăng Long đạt 7.696 tấn, tăng 23,7% và chiếm 17,8% thị phần xuất khẩu; Rừng Xanh T & K đạt 2.945 tấn, tăng 60,1%; Senspice đạt 2.760 tấn, tăng 115,8%; Gia vị Sơn Hà đạt 2.139 tấn, giảm 16,9%…

Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất quế đứng thứ 3 trên toàn thế giới, chỉ sau Indonesia và Trung Quốc. Sản phẩm quế Việt Nam được tiêu thụ ở rộng khắc các thị trường như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ…

Trong khi đó, hiện diện tích quế ở Việt Nam đạt khoảng 150.000 ha, chiếm 17% diện tích quế toàn cầu. Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu quế hồi của Việt Nam liên tục tăng, năm 2020 đạt hơn 245 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng 274 triệu USD, đến năm 2022 giá trị xuất khẩu quế hồi đạt 276 triệu USD.

Nhiều phân tích cho thấy, trong vòng 10 năm tới, thị trường gia vị organic thế giới sẽ tăng trưởng ít nhất 4,6% mỗi năm và đạt tổng giá trị 15 tỷ USD. Riêng thị trường quế, từ nay tới 2025, trung bình tăng trưởng mỗi năm sẽ là 14%. Đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam khi quế là loại gia vị rất được yêu thích tại các nước.

“Cây quế còn nhiều dư địa bởi nhu cầu từ các thị trường chất lượng cao như Mỹ, châu Âu không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, Việt Nam còn hưởng lợi từ nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, Hiệp định VPA/FLEGT. Nhiều loại thuế suất, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được giảm hoặc xóa bỏ”, một chuyên gia nhấn mạnh.

Cần chiến lược phát triển bền vững

Tiềm năng là vậy, tuy nhiên quế cũng gặp một số thách thức. Chuyên gia cho rằng, cần thiết có một chiến lược phát triển bền vững cấp quốc gia. Từ đó, người trồng, chế biến và xuất khẩu quế thường bị phản hồi chậm so với yêu cầu thị trường.

hiện ngành hàng quế hồi thiếu những tổ chức liên chính phủ để điều phối sản xuất, thương mại. Điều này làm giảm giá trị của cây quế Việt Nam, vốn được đánh giá là quốc gia sản xuất quế lớn thứ ba thế giới.

"Hiện nay, diện tích trồng quế đang tăng rất nhanh. Một số nơi người dân trồng tự phát, không theo quy hoạch. Nếu chúng ta không có kế hoạch phát triển căn cơ, những thách thức phát triển kém bền vững sẽ xuất hiện", chuyên gia nói.

Một vấn đề nữa, là năng lực chế biến của từ phía HTX, doanh nghiệp. Hầu hết các nhà chế biến vỏ quế mua trực tiếp từ người thu gom và thực hiện cả sơ chế thô (sàng lọc, phân loại, bóc vỏ và sấy khô) và chế biến tinh (cắt và mài, loại bỏ kim loại và cặn, đóng gói). Công nghệ và vốn đầu tư chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chưa thực sự được quan tâm.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Tiến Dũng, Giám đốc IDH Việt Nam chia sẻ, hiện ngành hàng quế hồi thiếu những tổ chức liên chính phủ để điều phối sản xuất, thương mại. Điều này làm giảm giá trị của cây quế Việt Nam, vốn được đánh giá là quốc gia sản xuất quế lớn thứ ba thế giới.

"Chúng ta chưa có văn bản mang tính chiến lược cấp quốc gia về cây quế. Hơn chục năm qua, chúng ta cũng chưa tổ chức hội thảo mang tầm quốc gia nào", ông Dũng nói. 

Việt Nam có hơn 600 công ty hoạt động trong lĩnh vực gia vị, bao gồm cả quế hồi. Tuy nhiên, các công ty chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực thương mại, ít quan tâm đến xây dựng chuỗi liên kết với người nông dân trồng nguyên liệu.

Với đặc thù của ngành quế, các đơn vị chủ yếu hoạt động theo mô hình gia đình, sản xuất nhỏ. Nguồn lực tài chính cũng như khoa học công nghệ hạn chế. Do đó, dù được đánh giá là cây có giá trị kinh tế cao, nhưng giá trị sản xuất thu lại còn chưa tương xứng.

Hơn 20.000 lao động khó khăn ở Đà Nẵng được hỗ trợ quà, vé tàu xe về quê đón Tết

Phó Giáo sư quê Quảng Nam sở hữu khối tài sản 13.400 tỷ đồng, điều hành 'đế chế' hơn 32.000 nhân sự

Theo diendandoanhnghiep.vn
https://diendandoanhnghiep.vn/can-chien-luoc-phat-trien-ben-vung-cho-doanh-nghiep-nganh-que-247153.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cần chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp ngành quế
    POWERED BY ONECMS & INTECH