Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cảnh báo xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài có thể làm giảm 50% tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2022 và kéo lùi tăng trưởng GDP của thế giới.
Trong phân tích đầu tiên về tác động của căng thẳng giữa Nga-Ukraine được Ban Thư ký WTO đưa ra, trước khi công bố dự báo thương mại thế giới toàn cầu. Tổ chức này nhận định cuộc xung đột đã "giáng một đòn mạnh" vào nền kinh tế toàn cầu.
Sau hai năm chịu tác động của đại dịch COVID-19, chiến sự tại Ukraine đã trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng lan tỏa đến các nền kinh tế toàn cầu.
Cùng với những rối loạn về cung ứng và giá cả hàng hóa leo thang, lạm phát đã tăng cao trên phạm vi toàn cầu, gây khó khăn cho các nhà tạo lập chính sách trong việc cân bằng chính sách giữa hỗ trợ tăng trưởng và kiềm chế áp lực tăng giá.
Điều kiện tài chính toàn cầu trở nên khắt khe hơn, chi phí vay vốn tăng cao, nhất là tại các nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs), phản ánh xu hướng thu hẹp chính sách nhằm đối phó với áp lực lạm phát, bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị.
Lạm phát giá cả hàng tiêu dùng đã tăng cao trên phạm vi toàn cầu và vượt xa mục tiêu của ngân hàng trung ương (NHTW) tại hầu hết các nước trên thế giới, và được nhận định sẽ đứng ở mức cao trong thời gian dài.
Trong sáu tháng đầu năm 2022, giá cả hàng hóa tăng cao, phản ánh phần nào tác động của chiến sự tại Ukraine, nổi bật là những mặt hàng mà Nga và Ukraine là quốc gia xuất khẩu chủ chốt, bao gồm năng lượng và bột mỳ. Tác động của căng thẳng Nga – Ukraine đến thị trường năng lượng và những hàng hóa khác sẽ tuỳ thuộc vào quy mô và thời gian mà các nước áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), với các biện pháp trừng phạt hiện nay, xuất khẩu dầu của Nga có thể giảm 2,5 triệu thùng/ngày trong ngắn hạn, khoảng 30% lượng dầu xuất khẩu hiện hành của quốc gia này và 3% nguồn cung toàn cầu.
Trong ngữ cảnh như trên, giá năng lượng sẽ tăng 52% trong năm nay, cao hơn 47% so với dự báo trước đó. Dự báo, giá trung bình đối với dầu thô Brent sẽ vào khoảng 100 USD/thùng, cao hơn dự báo trước đó tới 24 USD/thùng. Giá dầu sẽ giảm nhẹ từ năm 2023, khi sản lượng dầu trên thế giới tăng dần. Tuy nhiên, giá dầu sẽ đứng ở mức rất cao so với dự báo trước đó, và vượt mức giá trung bình trong 5 năm vừa qua.
Trong năm nay, giá cả các mặt hàng nông nghiệp sẽ tăng 18%, do sản lượng ngũ cốc tại Ukraine sụt giảm mạnh và chi phí đầu vào tăng cao, bao gồm năng lượng, hóa chất, và phân bón. Trong số này, giá phân bón sẽ tăng gần 70%.
Về dài hạn, WTO cảnh báo cuộc xung đột Nga-Ukraine thậm chí có thể châm ngòi cho việc phân rã nền kinh tế toàn cầu thành các khối riêng biệt.
Ở cấp độ toàn cầu, xu hướng này có thể làm giảm khoảng 5% GDP trong dài hạn thông qua việc hạn chế cạnh tranh và kìm hãm sự đổi mới, dẫn tới việc GDP có thể sụt giảm nghiêm trọng hơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp ông Medvedev, bàn về vấn đề Ukraine và Syria
Slovakia dự báo Ukraine mất 1/3 lãnh thổ, EU phê duyệt gói trừng phạt Nga thứ 15