Thế giới

Cảnh báo nguy cơ thiếu lương thực lan rộng trên toàn cầu

Tùng Lâm 27/06/2024 07:28

Thế giới đang phải đối diện với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Công ty kinh doanh nông sản hàng đầu thế giới Olam Agri tại Singapore cảnh báo toàn cầu đang đứng trước nguy cơ thiếu lương thực trong bổi cảnh căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu, khiến các nước suy yếu nguồn cung thực phẩm.

“Chúng ta đã trải qua cuộc chiến về dầu mỏ. Giờ đây thế giới phải đối mặt với cuộc chiến lớn hơn về lương thực và nước uống” - Sunny Verghese, iám Giám đốc điều hành Olam Agri cho biết.

Giá lương thực đã tăng vọt kể từ khi xung đột tại Ukraine xảy ra. Ảnh: The Financial Times
Giá lương thực đã tăng vọt kể từ khi xung đột tại Ukraine xảy ra. Ảnh: The Financial Times

Phát biểu tại hội nghị người tiêu dùng Reburn Atlantic và Rothschild vào tuần trước, ông Verghese cảnh báo các rào cản thương mại do nhiều chính phủ áp đặt nhằm củng cố nguồn dự trữ lương thực trong nước khiến cho lạm phát lương thực tăng vọt.

Ông Verghese cho biết việc giá lương thực tăng vọt vào năm 2022 sau khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra một phần đến từ sự can thiệp của chính phủ các nước. Theo giám đốc này, sự gia tăng các rào cản thương mại phi thuế quan vào năm 2022 để ứng phó với xung đột – ước tính có khoảng 1.266 rào cản từ 154 quốc gia – đã gây ra tình trạng mất cân bằng cung cầu.

Giám đốc này cho biết việc các nước tiên tiến liên tục tích trữ những mặt hàng quan trọng dẫn đến nhu cầu tăng cao, khiến giá cả tăng vọt.

“Việc Ấn Độ, Trung Quốc tập trung dự trữ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề về lương thực trên toàn cầu” – ông Verghese cảnh báo.

Giá thực phẩm bắt đầu tăng sau đại dịch Covid-19 và đặc biệt tăng mạnh sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, do các hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón bị cản trở bởi xung đột. Điều này làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực ở các quốc gia kém phát triển và khiến người tiêu dùng trên toàn thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Trước nguy cơ cuộc khủng hoảng lương thực ập đến và thách thức từ biến đổi khí hậu, các nước đang dần chuyển sang các chính sách bảo hộ.

Năm 2022, Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ để bảo vệ thị trường nội địa. Trong khi đó, năm ngoái Ấn Độ hạn chế xuất khẩu một số loại gạo nhằm kiềm chế giá lương thực nội địa tăng trước cuộc bầu cử quốc hội. Hạn hán kéo dài đã làm gián đoạn sản xuất lương thực và làm dấy lên lo ngại về thiếu hụt lương thực tại quốc gia Nam Á này.

“Đây là những chính sách sai lầm. Nhưng bạn sẽ thấy nhiều quốc gia tiếp tục làm điều này” – ông Verghese cho biết.

Ngành kinh doanh thực phẩm và nông nghiệp, vốn đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho các thương hiệu toàn cầu như: Nestlé hay Unilever, đã trải qua một năm khó khăn.

Nhằm đối phó với tác động của biến đổi khí hậu đối với sản lượng toàn cầu, ông Verghese kêu gọi các nhà điều hành ngành tiêu dùng, trong đó có những ông chủ của các tập đoàn lớn như: Coca-Cola hay Associated British Foods tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu.

Giám đốc này cũng cho biết các quốc gia nên tính thuế carbon do những tác động của chúng đối với môi trường.

>> Giá lúa gạo hôm nay 26/6/2024: giá gạo xuất khẩu giảm 5 USD/tấn

Trung Quốc ‘bao mua’, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản bùng nổ

Trung Quốc đột ngột giảm mua, thị trường nông sản thế giới gặp cú sốc lớn

Theo kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/canh-bao-nguy-co-thieu-luong-thuc-lan-rong-tren-toan-cau.html
Bài liên quan
  • Chuẩn hóa chất lượng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
    Việc chuẩn hóa chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của đối tác nhập khẩu chính là giải pháp cốt lõi để xuất khẩu chính ngạch đạt hiệu quả cao, cũng như khơi thông cho nhiều mặt hàng khác vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
  • 5 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Lạng Sơn tăng mạnh
    Trong 5 tháng năm 2024, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn tăng mạnh; trong đó chiếm phần lớn là mặt hàng hoa quả.
  • Giải pháp giữ đà tăng trưởng xuất khẩu cho nông sản Việt Nam
    Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ NN&PTNT chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị sản phẩm gạo, rau quả Việt Nam.
  • Lạng Sơn: nông sản, trái cây tươi xuất sang Trung Quốc tăng mạnh
    Thời điểm hiện tại, mỗi ngày có khoảng 350-400 xe hàng nông sản được các doanh nghiệp, chủ hàng đưa về khu vực các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị... thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn để làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cảnh báo nguy cơ thiếu lương thực lan rộng trên toàn cầu
    POWERED BY ONECMS & INTECH