Chuyến thăm châu Âu của ông Tập Cận Bình đang cố gắng xoa dịu mối bất an và kéo châu Âu sát hơn về phía Trung Quốc trong cuộc chiến tranh lạnh với Mỹ
Pháp và Trung Quốc xích lại gần nhau
Trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cách đây ít ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết ông mong rằng hai quốc gia nên đề cao lợi ích chung, đồng thời cùng phản đối các chính sách hay động thái làm gián đoạn chuỗi cung ứng, tờ Tân Hoa Xã đưa tin.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban EC Ursula von der Leyen |
Ông Tập cho rằng xung đột chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán có sự tham gia của cả hai bên và cảnh báo không nên sử dụng nó như một công cụ để chỉ trích Trung Quốc.
“Chúng tôi phản đối việc sử dụng cuộc khủng hoảng này để đổ trách nhiệm lên một nước thứ ba, làm hoen ố hình ảnh của nước này và kích động một cuộc chiến tranh lạnh mới”, ông Tập nói.
Cùng quan điểm, ông Macron cũng khẳng định thế giới đang ở một bước ngoặt lịch sử, nơi các mối đe dọa ở mức độ chưa từng có và rủi ro về sự phân mảnh toàn cầu là đáng kể”, ông Macron nói khi ngồi cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một hội nghị kinh doanh ở thủ đô nước Pháp.
Tổng thống Macron không thể lay chuyển quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề xung đột Nga - Ukraine |
Hai vị nguyên thủ quốc gia cũng kêu gọi ngừng bắn trên toàn thế giới trong Thế vận hội Olympic bắt đầu ở Paris vào cuối tháng 7, như một truyền thống lâu đời biểu trưng cho tình hữu nghị và yêu hòa bình - ý nghĩa ban đầu của thế vận hội Olympic ở Hy Lạp.
Theo một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Trung Quốc và Pháp cũng đã ký 18 thỏa thuận hợp tác song phương trong các lĩnh vực bao gồm phát triển xanh, hàng không và giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ gia hạn miễn thị thực ngắn hạn cho công dân Pháp cho đến cuối năm sau. Chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình tới Paris trước khi tới Serbia và Hungary là chuyến đi đầu tiên tới khối này sau 5 năm sau đại dịch COVID19. Đây là một nỗ lực ngoại giao của Chính quyền Bắc Kinh nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các lãnh đạo châu Âu, mở ra các cơ hội kinh tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại và xung đột an ninh ngày càng gia tăng.
EU cứng rắn với Trung Quốc
Chuyến thăm của ông Tập cũng như những phát ngôn nói trên là rất đáng lưu ý khi mà Pháp là quốc gia đi đầu trong cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc của EU.
Thậm chí ngay khi ông Tập vừa mới đặt chân đến "lục địa già", Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen đã chỉ trích chính sách thương mại của Trung Quốc và tuyên bố EU sẵn sàng triển khai tất cả các chính sách để bảo vệ nền kinh tế của mình nếu Trung Quốc cho thấy khả năng tiếp cận thị trường một cách công bằng.
Liên minh châu Âu EU ngày càng đồng tình với Mỹ trên quan điểm về hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc, hay còn gọi là tình trạng “dư thừa công suất”.
Sự cứng rắn của các nhà lập pháp châu Âu được thể hiện rõ với việc triển khai một cuộc điều tra về trợ cấp nhà nước cho xe điện của Trung Quốc vào mùa thu năm 2023. Tháng trước, khối này đã tiếp tục một cuộc điều tra riêng về việc mua sắm thiết bị y tế nhập khẩu từ Trung Quốc, với cáo buộc nước này đã lợi dụng hỗ trợ để có những hành vi thương mại không công bằng.
Mặt khác, EU và Trung Quốc đang xung đột trên nhiều mặt trận, trong đó có vấn đề về cuộc chiến của Nga ở Ukraine và thương mại quốc tế. Sự mất lòng tin của các quan chức châu Âu đối với Bắc Kinh đang gia tăng, thể hiện qua một loạt vụ bắt giữ những người bị cáo buộc là gián điệp Trung Quốc và một loạt các cuộc điều tra thương mại trong thời gian gần đây.
>> Chủ tịch Tập Cận Bình vừa đến châu Âu, Trung Quốc đã bị dằn mặt vì 'bóp méo thị trường'