Chỉ 20 năm nữa, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ là trung tâm y tế lớn nhất cả nước, gắn chữa bệnh với nghỉ dưỡng
Đô thị đặc biệt của Việt Nam được định hướng sẽ trở thành trung tâm y tế lớn nhất của cả nước với trình độ công nghệ thế giới, gắn phát triển dịch vụ y tế với du lịch khám, chữa bệnh và nghỉ dưỡng.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2064 (Quy hoạch).
Theo như quy hoạch tầm nhìn đến năm 2065, Thủ đô Hà Nội sẽ là Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao...
>> Tỉnh sở hữu sân bay lớn nhất Việt Nam tiến hành thu hồi đất để làm khu tái định cư
Quy hoạch đặt ra mục tiêu năm 2030, Thủ đô Hà Nội là đô thị hiện đại, trung tâm hỗ trợ thúc đẩy liên kết vùng, trung tâm dịch vụ tổng hợp của cả nước, là điểm đến kinh tế và văn hóa hấp dẫn của quốc tế.
Năm 2045, Hà Nội sẽ là Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, trung tâm tài chính, dịch vụ, khoa học công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của châu Á và quốc tế. Thành phố xanh và sinh thái với sông Hồng là biểu tượng phát triển.
Việc quy hoạch cũng xác định cấu trúc phát triển đô thị là vùng đô thị, đa cực, đa trung tâm, với 5 vùng đô thị; Vùng đô thị phía Nam sông Hồng; Vùng đô thị phía Đông; Vùng đô thị phía Bắc; Vùng đô thị phía Tây; Vùng đô thị phía Nam.
Theo đó, 5 trục không gian quan trọng cũng được định hướng gồm: Trục sông Hồng; Trục Hồ Tây - Ba Vì; Trục Hồ Tây - Cổ Loa; Trục Nhật Tân - Nội Bài và trục Nam Hà Nội.
Một trong điểm nổi bật trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội liên quan đến vấn đề y tế. Theo đó, sẽ xây dựng đô thị đặc biệt của Việt Nam thành trung tâm y tế lớn của cả nước, tập trung phát triển một số lĩnh vực với trình độ công nghệ thế giới; gắn với việc phát triển dịch vụ y tế với du lịch khám, chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Bố trí quỹ đất xây dựng các bệnh viện khoảng 650-700ha.
Đẩy mạnh phát triển hệ thống bệnh viện chuyên khoa và tổ hợp công trình y tế tại các khu vực đô thị vệ tinh. Đồng thời, xây dựng các trung tâm y tế khám chữa bệnh, cả công lập và tư nhân, tại các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái và thị trấn, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương.
Bên cạnh đó, cần quy hoạch và bố trí quỹ đất dành riêng cho các tổ hợp công trình y tế và cụm công trình y tế tại các khu vực này, nhằm phục vụ không chỉ cho Thành phố mà còn cho toàn vùng.
Trong nội đô, tập trung nâng cấp các bệnh viện và cơ sở y tế hiện có, đảm bảo hoạt động hiệu quả theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành. Các cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh truyền nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao cần được di dời ra ngoài khu vực nội đô để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, cần ưu tiên quỹ đất cho việc phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và khám chữa bệnh chất lượng cao, hướng đến việc nâng tầm dịch vụ y tế.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên.
Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
‘Tiểu Paris’ của Việt Nam sắp đón tổ hợp resort 5 sao mang thương hiệu InterContinental
Từ bây giờ, trường hợp nào sẽ được miễn thuế, phí khi sang tên sổ đỏ?