Vẻ đẹp vùng đất có cánh đồng điện gió và thương cảng lớn bậc nhất miền Trung
Với vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, TP Quy Nhơn đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành đô thị hạt nhân của dải đất miền Trung.



Với vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, TP Quy Nhơn đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành đô thị hạt nhân của dải đất miền Trung.

TP Quy Nhơn rộng khoảng 284km², là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bình Định (được công nhận vào năm 2010), dân số khoảng 500.000 người (tính đến năm 2023).

Nằm ở duyên hải miền Trung, Quy Nhơn có vị trí chiến lược kết nối Bắc - Nam, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa, phát triển mạnh với các ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ thương mại.

Quy Nhơn nổi bật với những cánh đồng tua bin điện gió. Trong đó có Nhà máy điện gió Phương Mai trải dài trên diện tích 122ha với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD. Công trình hoạt động từ đầu năm 2020, từng là một trong những nhà máy điện gió có công suất lớn nhất cả nước.

Quy Nhơn còn là đô thị hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nơi đây có nhiều khu đô thị mới, khu dân cư hiện đại, các công trình công cộng, công viên, bãi biển được quy hoạch và đầu tư bài bản.

Trong ảnh là cảng Thị Nại (có từ trước thế kỷ 15), từng là trung tâm thương cảng quan trọng của khu vực miền Trung. Từ sau năm 2000, cảng được cải tạo và khai thác theo hướng hiện đại để phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là cho Khu kinh tế Nhơn Hội và vùng Tây Nguyên. Cảng có thể đón tàu trọng tải từ 5.000 - 30.000 DWT.

Một góc Quy Nhơn trong buổi bình minh một ngày đầu tháng 5/2025. Bãi biển này kéo dài hơn 5km, uốn cong như vầng trăng khuyết, ôm trọn lấy thành phố.

Đô thị Quy Nhơn có sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và bản sắc địa phương. Các khu đô thị mới, công trình công cộng như Quảng trường trung tâm, Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Tất Thành, cầu Thị Nại… được đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ. Không gian cây xanh, công viên và biển được bảo tồn và phát triển song hành với quá trình đô thị hóa.
Trong ảnh là tuyến đường Nguyễn Tất Thành, một trong những công trình giao thông được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại.

Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định được thiết kế cách điệu hình cánh chim hoặc sóng biển, với các đường nét mềm mại, uốn lượn, hòa quyện giữa văn hóa võ học và biển cả. Tòa nhà có kết cấu chủ yếu là thép, kính, đá tự nhiên, tạo cảm giác hiện đại và trang nhã. Đây cũng là nơi diễn ra các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của tỉnh.

Nằm kế bên Trung tâm Hội nghị tỉnh là Quảng trường Nguyễn Tất Thành rộng hàng chục nghìn m2. Công trình nằm giữa 4 tuyến đường Nguyễn Tất Thành, Lê Duẩn, Trường Chinh và Hồ Thị Kỷ, có sân hành lễ lớn, không gian thoáng đãng, được lát đá sạch sẽ, phù hợp tổ chức sự kiện ngoài trời.

Quanh khu vực Quảng trường Nguyễn Tất Thành còn có công trình Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Tất Thành. Tượng được đúc bằng đồng, đặt trên bệ đá granite, cao khoảng 15m với hình ảnh cụ Nguyễn Sinh Sắc cầm sách, tượng trưng cho trí tuệ, giáo dục và đạo đức; thanh niên Nguyễn Tất Thành đứng bên cạnh, thần thái điềm đạm, nhìn xa xăm, thể hiện khát vọng tìm đường cứu nước.

Phần lớn các cơ quan đầu não của tỉnh như UBND tỉnh, HĐND tỉnh, các sở, ban, ngành quan trọng đều tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, trong đó nhiều trụ sở nằm gần biển.
Các Sở Tài chính, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao và Du lịch... được bố trí gần trung tâm thành phố, trong bán kính khoảng 1-2km từ bờ biển.

Nằm gần vòng xoay Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Trần Cao Vân có nhiều trụ sở cơ quan nhà nước. Trong hình, tòa nhà bên trái là TAND tỉnh Bình Định, bên phải là trụ sở Thành ủy Quy Nhơn.

Kế bên cao ốc Grand Hyams Hotel nổi tiếng là tòa nhà Trung tâm hành chính TP Quy Nhơn, quy mô 13 tầng, được xây dựng trên khu đất rộng 702m2, tổng diện tích sàn 8.082m2. Kiến trúc tòa nhà mang tính hiện đại, công năng phù hợp chức năng văn phòng làm việc.

Nhìn từ trên cao còn có thể thấy sân vận động Quy Nhơn (tại số 157 Lê Hồng Phong, phường Lê Lợi), sức chứa khoảng 20.000 khán giả.
Sân được xây dựng từ những năm 1970, là một trong những sân vận động lâu đời của khu vực miền Trung.
Ngay gần phía đầu sân là chùa Long Khánh - trung tâm Phật giáo quan trọng tại Quy Nhơn. Nơi đây diễn ra nhiều hoạt động tu tập, lễ bái của Phật tử.
![]() | ![]() |
Một điểm nhấn của đô thị Quy Nhơn không thể không kể đến là cầu Thị Nại (cầu vượt biển Nhơn Hội).
Ngay từ khi khánh thành, cây cầu đã thu hút du khách bởi nó nằm giữa thiên nhiên núi, biển thơ mộng. Cây cầu nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7km nối TP Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (Khu kinh tế Nhơn Hội).

Toàn bộ công trình cầu Thị Nại được khởi công xây dựng năm 2002 và hoàn thành năm 2006.
Cầu có kiến trúc ấn tượng, hiện đại, từng là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam trước khi cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng) ra đời. Đây là một công trình ý nghĩa, không chỉ tạo sự thuận lợi về giao thông, kinh tế, mà còn là niềm tự hào của người dân Quy Nhơn.

Ngay gần đầu cầu Thị Nại có nhiều khu đô thị mới với những ngôi biệt thự cao cấp.
Trong quá trình phát triển mạnh mẽ, Quy Nhơn có mục tiêu trở thành đô thị biển hiện đại, thông minh và đáng sống của khu vực Nam Trung Bộ; là trung tâm kinh tế, du lịch, dịch vụ chất lượng cao, logistics và công nghệ; tập trung quy hoạch các khu đô thị mới...

Quy Nhơn là một trong những địa phương ở miền Trung thu hút rất đông khách du lịch trong các dịp hè.
Năm 2023 thành phố đón khoảng 4,5 triệu lượt khách, trong đó có hơn 300.000 lượt khách quốc tế.
Năm 2024, lượng khách tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là vào mùa cao điểm hè và dịp lễ.
Mục tiêu năm 2025, tỉnh đón 10 triệu lượt khách du lịch, trong đó Quy Nhơn là điểm trung tâm.
![]() | ![]() |
Nguồn thu của Bình Định đến từ khách du lịch tăng vọt. Cả năm 2024, tỉnh ước đón 9,2 triệu lượt khách, tăng gần gấp đôi năm 2023. Trong đó, khách quốc tế đạt 93.850 lượt, khách nội địa hơn 9,1 triệu lượt.
Doanh thu du lịch ước đạt 25.500 tỷ đồng, tăng 55,4% so với năm 2023, mức cao nhất từ trước đến nay.

Quy Nhơn được xem là một trong những thiên đường biển Nam Trung Bộ. Du khách đến đây được trải nghiệm nhiều loại hình du lịch biển như lặn ngắm san hô, khám phá làng chài, thử nhiều môn thể thao trên nước.
Theo Nghị quyết số 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng XIII, tỉnh Gia Lai dự kiến sáp nhập với tỉnh Bình Định và lấy tên là Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính sẽ đặt tại TP Quy Nhơn hiện nay.
Đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên là 21.576,53km2, quy mô dân số 3.583.693 người. Tỉnh mới sẽ có 135 đơn vị hành chính cấp xã.
Liên danh Phương Trang trúng thầu trạm dừng nghỉ cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn hơn 300 tỷ
Thủ tướng chấp thuận phương án đầu tư công dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 37.000 tỷ đồng