Chi tiết 84 thành phố thuộc tỉnh sẽ không còn khi cấp huyện dừng hoạt động
Trong số 84 thành phố thuộc tỉnh, có nhiều thành phố lâu đời, bề dày văn hóa, lịch sử như: Đà Lạt, Nam Định, Việt Trì, Mỹ Tho… Hầu hết các thành phố trực thuộc các tỉnh còn lại được thành lập vào giai đoạn 2000-2020.


Phương án sáp nhập 63 tỉnh, thành phố còn 34 đơn vị đã được Ban chấp hành Trung ương thống nhất tại hội nghị lần thứ 11 bế mạc hôm qua.
Cùng với đó, Trung ương thống nhất cao nội dung đề xuất nêu tại các tờ trình, báo cáo, đề án thuộc nhóm công việc về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm: cấp tỉnh và cấp xã, không tổ chức cấp huyện.
Từ ngày 1/7 tới đây, 696 đơn vị hành chính cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động. Trong số đó có 84 thành phố thuộc tỉnh, 2 thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Một số thành phố thuộc tỉnh có mức độ đô thị hóa cao, chỉ có phường mà không có xã trực thuộc như Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Từ Sơn, Vĩnh Long…
Quảng Ninh và Bình Dương là 2 tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất (5 thành phố).
Trong số 84 thành phố trực thuộc tỉnh có một số mới thành lập như Phú Mỹ (2025), Hoa Lư (2025), Đông Triều (2024), Bến Cát (2024)... Thành phố Thủy Nguyên (trực thuộc thành phố cấp trung ương Hải Phòng) cũng mới được thành lập ngày 1/1.
Ngược lại, một số thành phố lâu đời, có bề dày văn hóa, lịch sử như Đà Lạt, Nam Định, Việt Trì, Mỹ Tho… Hầu hết các thành phố trực thuộc các tỉnh còn lại được thành lập vào giai đoạn 2000-2020.
Dưới đây là 84 thành phố trực thuộc tỉnh sẽ dừng hoạt động từ ngày 1/7 sắp tới:

Thiết kế: Phạm Luyện
>> Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện: Xử lý trụ sở, tài sản công trong 5 năm