Chiêm ngưỡng ‘siêu cầu’ 5.700 tỷ có trụ tháp cao nhất và cọc khoan sâu nhất Việt Nam
Cây cầu Vàm Cống có chiều dài 2,97km bắc qua sông Hậu không chỉ là cây cầu có vốn đầu tư cao nhất miền Tây mà còn là công trình sở hữu trụ tháp cao nhất và cọc khoan sâu nhất Việt Nam.
Nằm vắt qua sông Hậu, cầu Vàm Cống có chiều dài 2,97km kết nối quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) với huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp), được khởi công vào tháng 9/2013 và hoàn thành vào tháng 5/2019.
Vì nằm trên tuyến đường thủy quốc tế từ cửa Định An đến Campuchia nên cây cầu này được làm theo kết cấu dây văng với 144 bó cáp dây văng, giữa cầu có nhịp thông thuyền rộng 450m, cao 37,4m, đủ cho tàu 10.000 tấn chạy qua.
Toàn cảnh cây cầu khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Tạp chí Nhịp sống Thị trường |
Được xây dựng trên nền đất yếu của ĐBSCL nên cây cầu này được thiết kế cọc khoan nhồi lớn nhất và sâu nhất Việt Nam với đường kính 2,5m, sâu đến 116m.
>> Ngợp mắt trước căn biệt phủ 4.000m2 toàn gỗ quý của vợ chồng chủ chuỗi thẩm mỹ viện Mailisa
Ông Nguyễn Ngọc Thắng - GĐ Dự án cầu Vàm Cống chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ cho biết trụ tháp cầu Vàm cống cao 150m và là trụ cầu cao nhất cả nước. Vào những ngày miền Tây nhiều mây, người đi đường sẽ khó lòng nhìn được đỉnh trụ.
Trụ tháp cầu Vàm Cống là trụ cầu cao nhất cả nước. Ảnh: Tạp chí Nhịp sống Thị trường |
Cầu Vàm Cống rộng 24,5m gồm 4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ, đường dẫn vào cầu rộng 20,4m với tốc độ thiết kế 80km/h. Chiều dài toàn bộ dự án là 5,75km.
Cây cầu này là cây cầu có vị trí chiến lược, nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh kết nối từ TP. HCM qua Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau.
Cầu có 144 bó cáp dây văng. Ảnh: Tạp chí Nhịp sống Thị trường |
Dự án có tổng vốn đầu tư 271 triệu USD (tương đương 5.700 tỷ đồng) đã hoàn thành và được xem là dự án có tổng mức đầu tư cao nhất miền Tây.
Ngày 19/5/2019, Bộ GTVT đã chính thức đưa cầu Vàm Cống và đường dẫn thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng Mê Kông vào sử dụng.
Cầu được đưa vào sử dụng vào năm 2019. Ảnh: Internet |
Trước năm 2010, giao thông khu vực hai bên bờ sông Hậu đều phụ thuộc vào bến phà để qua sông.
Sau khi khánh thành vào năm 2010, cầu Cần Thơ đã trở thành cây cầu đầu tiên vượt sông Hậu, nối kết thành phố Cần Thơ với tỉnh Vĩnh Long nói riêng, đồng thời mở ra cơ hội giao thông và phát triển các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói chung.
Cầu Vàm Cống được xem là công trình biểu tượng của miền Tây. Ảnh: Tạp chí Nhịp sống Thị trường |
Mặc dù vậy, trên khu vực sông Hậu vẫn còn nhiều bến phà và bến đò lớn đang hoạt động, trong đó có bến phà Vàm Cống đã hoạt động từ năm 1926, thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải khi nhu cầu qua lại hai bên bờ sông ngày càng lớn.
Vì thế, năm 2011, Bộ GTVT đã đề xuất kế hoạch phát triển giao thông ĐBSCL, trong đó có xây dựng cầu Vàm Cống nằm trên tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và được Chính phủ phê duyệt.
>> Bất động sản khu vực Long Thành 'bứt phá' nhờ sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam
Đồng Nai chi hàng nghìn tỷ để 'khơi thông' vùng cửa ngõ sân bay Long Thành
Tận thấy 3 dự án tai tiếng liên quan Tập đoàn Phúc Sơn ở Nha Trang