Quốc tế

Chính phủ Đức tìm cách tiếp tục trì hoãn biện pháp giới hạn nợ công trong năm 2023

PV 24/11/2023 - 18:16

Chính phủ Đức sẽ tìm cách tiếp tục trì hoãn áp dụng biện pháp giới hạn nợ công theo quy định của hiến pháp sau phán quyết bất ngờ của tòa án làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu của chính phủ và có thể đẩy nền kinh tế số 1 của Liên minh châu Âu (EU) vào cuộc khủng hoảng ngân sách. Nếu được thực hiện, đây sẽ là năm thứ 4 liên tiếp Chính phủ Đức phải hoãn thực thi biện pháp này.

Chính phủ Đức tìm cách tiếp tục trì hoãn biện pháp giới hạn nợ công trong năm 2023

Chia sẻ trên truyền thông xã hội, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết chính phủ liên bang sẽ trình ngân sách bổ sung để đảm bảo về mặt hiến pháp cho các khoản chi tiêu công trong năm 2023. Theo ông Lindner, cùng với kế hoạch tài khóa mới, chính phủ sẽ đưa ra nghị quyết trước quốc hội để tuyên bố "tình trạng khẩn cấp đặc biệt", tạo cơ sở pháp lý để đình chỉ quy định nợ.

Tuần trước, Tòa án Tối cao Đức ra phán quyết cho rằng chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã vi phạm các quy định nợ công khi chuyển khoản ngân sách dành cho hỗ trợ đại dịch COVID-19 sang quỹ dành cho chống biến đổi khí hậu. Phán quyết này khiến Chính phủ Đức thiếu hụt 60 tỷ euro (5 tỷ USD) ngân sách và khiến nhiều khoản đầu tư quan trọng trở nên bấp bênh. Chính phủ Đức đã hoãn hầu hết các dự án nhận hỗ trợ tài chính từ ngân sách dành cho biến đổi khí hậu và tạm "đóng băng" nhiều khoản chi tiêu trong phần còn lại của năm 2023.

Biện pháp "hãm nợ" được đưa vào Hiến pháp năm 2009 dưới thời Thủ tướng Angela Merkel, nhằm khống chế nợ công mới tại Đức ở mức 0,35% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Biện pháp này được miễn thực thi từ 2020 - 2022 để đối phó với đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng năng lượng và dự kiến được áp dụng trở lại từ năm 2023.

Việc phải tiếp tục trì hoãn áp dụng trở lại quy định nợ công có thể là "liều thuốc đắng" dành cho liên minh cầm quyền giữa các đảng Dân chủ xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ tự do (FDP) từng cam kết áp dụng trở lại biện pháp trong năm 2023.

Ông Lindner cho biết trước mắt sẽ đưa ra ngân sách mới cho năm 2023 vào tuần tới để tháo gỡ bế tắc hiện nay trước khi tiếp tục bàn về ngân sách cho các năm tiếp theo. Ông Lindner khẳng định biện pháp này không nhằm tạo thêm nợ mới mà để đảm bảo cơ sở pháp lý cho các quỹ đã được sử dụng cho quản lý khủng hoảng. Theo báo Spiegel, ngân sách bổ sung có thể sẽ lên đến 40 tỷ euro, đưa tổng thâm hụt ngân sách Đức năm 2035 lên 85 tỷ euro, trong đó có cả những khoản ngân sách đã chi trả để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp khắc phục khó khăn do giá năng lượng tăng vọt.

Trong tuần này, Chính phủ Đức cũng đã hoãn cuộc bỏ phiếu về ngân sách năm tới để dành thời gian đánh giá phán quyết mới của tòa. Theo kế hoạch, Quốc hội Đức sẽ bỏ phiếu về vấn đề ngân sách trong tuần tới.

'Vàng nâu' Việt Nam lập đỉnh mới, 2 tháng đầu năm Đức, Ý, Nhật mua ào ạt

Gu đầu tư 'độc lạ' giữa cơn hoảng loạn: Cổ phiếu bệnh viện tim và công ty 'săn kho báu' lên ngôi

Theo ngaynay.vn
https://ngaynay.vn/chinh-phu-duc-tim-cach-tiep-tuc-tri-hoan-bien-phap-gioi-han-no-cong-trong-nam-2023-post140594.html
Bài liên quan
  • Mỹ áp thuế 46%, Thứ trưởng Nông nghiệp nói: 'Tôi chết điếng người'
    "Sau khi nghe tin Mỹ áp thuế 46% đối với mặt hàng của Việt Nam, tôi chết điếng người. Tôi khẩn trương yêu cầu các đơn vị bàn đối sách ứng phó" - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến nói về mức thuế quan 46% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra với Việt Nam.
  • Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc thăm làm việc tại Hoa Kỳ và thăm chính thức Cộng hòa Cuba
    Từ ngày 6-14/4/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc sẽ tham dự Chương trình Đối thoại chính sách cấp cao tại Đại học Columbia (New York), thăm làm việc tại Hoa Kỳ và thăm chính thức Cộng hòa Cuba.
  • Góc nhìn chuyên gia: Chứng khoán đỏ lửa sau tin nóng, NĐT cần hành động như thế nào?
    Mỹ bất ngờ áp thuế 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, gây chấn động thị trường tài chính trong nước. VN-Index lao dốc hơn 65 điểm, cổ phiếu xuất khẩu bị bán tháo. Chuyên gia cảnh báo rủi ro vĩ mô và khuyến nghị nhà đầu tư giữ bình tĩnh.
  • Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
    Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chính phủ Đức tìm cách tiếp tục trì hoãn biện pháp giới hạn nợ công trong năm 2023
    POWERED BY ONECMS & INTECH