Chuyện "đâm lao - buông lao" và tâm lý chiến trong cắt lỗ chứng khoán 2022

27-02-2022 10:39|Ba Lỗ

Trong câu chuyện "đâm lao - theo lao" hay "đâm lao - buông lao", chỉ có những nhà đầu tư có bản lĩnh mới có thể thực hành một cách tỉnh táo

Dừng lỗ với một cổ phiếu được cho là tăng vốn ảo, số liệu xào nấu, chuyển lãi cho công ty sân sau…; Phân biệt các comment tốt - xấu trên các diễn đàn không thật sự khó khăn nhưng cũng không là dễ dàng với các nhà đầu tư chứng khoán, nhất là các F0 mới vào nghề. 

Theo chia sẻ của một Fn chứng khoán T.L, trong câu chuyện "đâm lao - theo lao" hay "đâm lao - buông lao", chỉ có những nhà đầu tư có bản lĩnh mới có thể thực hành một cách tỉnh táo. Thông thường, họ luôn đặt kỷ luật lên hàng đầu, cắt lỗ dứt khoát ở một tỷ lệ nào đó (5%, 10%,…) nếu cổ phiếu chệch mục tiêu ban đầu.

Bernard Baruch - một chuyên viên chứng khoán Phố Wall từng phát biểu: “Nếu một nhà đầu tư dự đoán đúng phân nửa số trường hợp là anh ta đã đạt tới một đẳng cấp trung bình xuất sắc. Ngay cả chỉ cần đoán đúng 3 hoặc 4 hoặc trên 10 trường hợp cũng có thể đem lại cho anh ta cả một gia tài nếu anh ta biết nhanh chóng cắt giảm những khoản thua lỗ ngay khi phát hiện ra mình sai”.

Khi chới với, người ta có thể bấu víu vào tất cả những gì có thể bám vào được. Cắt có nghĩa là mất; nhà đầu tư sẽ tìm mọi tin tốt để hy vọng và vào lại ngay chính mã đó. Tai hại nhất là việc họ sẵn sàng bỏ qua những tin tốt, có lợi ngoài thị trường.

Việc chủ động để không “theo lao” đồng nghĩa với kỷ luật. Cắt ở tỷ lệ -5 hay -10% có thể là một sách lược đầu tư hợp lý nhưng nếu vì lý do nào đó để tài khoản -20% thì thành bại sau cùng lại đến từ khả năng phân tích hay hiểu biết của bản thân với thị trường hay với cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ!

Benjamin Graham, Giáo sư Trường Columbia - người đầu tiên đặt nền móng cho các lý luận về đầu tư giá trị từng viết: “Những nhà đầu tư giá trị đích thực rất ít khi bị bắt buộc phải bán đi cổ phiếu của mình. Anh ta chỉ cần quan tâm đến các dao động thị trường và hành động phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư của bản thân. Nhà đầu tư nào để mình bị bấn loạn hoặc lo lắng quá đáng vì những lần thị trường giảm giá một cách vô lý thì anh ta đang biến lợi thế cơ bản của mình thành những bất lợi cơ bản một cách tai hại…”.

Tuy vậy, cơ sở cho việc nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn thị trường dao động như hiện nay phải đến từ việc nhà đầu tư buộc phải có hiểu biết đầy đủ về cổ phiếu của mình, về doanh nghiệp mà mình là cổ đông, về triển vọng kinh doanh trong quý tới hay năm tới (thậm chí phải hiểu về cả những cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu đó có chung lý tưởng với mình hay không). Không nhiều nhà đầu tư hiện nay làm được đầy đủ những điều này.

Warren Buffett cũng viết trong một bức thư gửi cổ đông của mình: “Sinh viên đầu tư chỉ cần biết 2 bài học quan trọng – Làm thế nào để xác định giá trị một doanh nghiệp và làm thế nào để đánh giá về thị trường? Mục tiêu của bạn, vì là một nhà đầu tư, nên chỉ đơn giản là mua vào, ở một mức giá hợp lý, một phần lợi nhuận của một doanh nghiệp đơn giản, dễ hiểu mà lợi nhuận của những công ty này hầu như chắc chắn sẽ cao hơn sau 5, 10 và 20 năm kể từ bây giờ.

Theo thời gian, bạn sẽ tìm thấy chỉ có một vài công ty đáp ứng tiêu chuẩn như vậy. Khi bạn nhìn thấy một công ty đủ tiêu chuẩn, bạn nên mua vào một số lượng cổ phiếu đủ lớn. Bạn cũng phải chống lại sự cám dỗ đi lạc khỏi những nguyên tắc của bản thân. Nếu bạn không sẵn sàng để sở hữu một cổ phiếu trong 10 năm, thì đừng nghĩ về việc sở hữu nó trong 10 phút…”

Quan sát quá trình đầu tư thực tiễn của ông, mọi người đều nhận thấy sự nhất quán với những lời ông nói. Đa số các cổ phiếu ông mua vào, ông đều quan niệm mình đang mua một phần doanh nghiệp. Và vì mua một phần doanh nghiệp, sự chuyển biến của giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc theo sự chuyển biến của tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Rất khó để doanh nghiệp có thể xoay chuyển tình hình kinh doanh sau 1 - 2 quý. Do đó, ông rất ít khi bán ra cổ phiếu sau thời gian nắm giữ ngắn như vậy.

Một số khoản đầu tư ông thậm chí chưa bao giờ bán có thể kể đến cổ phiếu Berkshire Hathaway, công ty bảo hiểm GEICO hay ngân hàng Wells Fargo.


Thị trường dao động mạnh chắc chắn là một thị trường không còn bền vững nữa. Tùy thuộc vào vị thế đầu tư hay kinh doanh chênh lệch giá mà mình lựa chọn, các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, việc giữ vững lập trường và đi theo một chiến lược nhất quán đã định trước là vô cùng quan trọng.

Nhà đầu tư thành công là những người bắt thị trường chơi theo luật của mình chứ không phải những người chơi theo luật của thị trường.

'Vỡ mộng' sau sóng tăng: Vì sao 90% nhà đầu tư F0 thường thua lỗ?

Chuyện bồi thường vụ FLC Faros: 64% nhà đầu tư F0 đã được nhận tiền

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-dam-lao-buong-lao-va-tam-ly-chien-trong-cat-lo-chung-khoan-2022-122780.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chuyện "đâm lao - buông lao" và tâm lý chiến trong cắt lỗ chứng khoán 2022
    POWERED BY ONECMS & INTECH