Theo các chuyên gia, những tác động về địa chính trị hay là lạm phát cao trên thế giới chỉ là những tác động ngắn hạn còn về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn là kênh sinh lời tốt.
Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE), trong tháng 2, nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng nhưng giá trị đã giảm đáng kể so với tháng trước đó.
Theo các chuyên gia, những tác động về địa chính trị hay là lạm phát cao trên thế giới chỉ là những tác động ngắn hạn còn về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn là kênh sinh lời tốt.
Sức ép về lạm phát vẫn đang gia tăng cùng với đó khi ngân hàng tăng nhẹ lãi suất, lượng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh nhất trong vòng 10 tháng qua.
Tại Chương trình Talkshow Phố Tài chính, ông Trần Thăng Long - Giám đốc Phân tích CTCK BIDV (BSC) cho biết, khoản tiền gửi ngân hàng có tăng lên khoảng 0,1 – 0,2% trong thời gian vừa qua là một mức vừa phải.
Trong những năm gần đây mức lạm phát khá hợp lý chỉ từ 2 - 4%. Từ năm 2000 cho đến nay, kênh truyền thống như tiền gửi tiết kiệm khoảng 8%/năm. USD cũng là một kênh khá phổ biến tuy nhiên tăng trưởng thấp với chỉ từ khoảng 2,2%/năm. Bất động sản có mức tăng trưởng khoảng 12%/năm; kênh chứng khoán có mức tăng trưởng (cả phần cổ tức) khoảng 15,8 - 15,9%.
Về mặt chính sách trong thời gian này, Việt Nam vẫn theo hướng mở rộng hơn và hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế.
Theo cá nhân ông Long, thị trường chứng khoán cũng chịu sự ảnh hưởng của yếu tố lạm phát tuy nhiên dòng tiền trên thị trường có thể vẫn sẽ khá mạnh và có thể tìm kiếm cơ hội tại đây.
Ông Louis Nguyễn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTQLQ Saigon Asset Management (SAM) cho rằng dòng tiền vẫn tiếp tục vào Việt Nam. Thị trường chứng khoán tiếp tục lên. Việt Nam là một trong những nước hàng đầu về thu nhập đầu tư từ những nước khác tại Đông Nam Á. Những công ty trong giai đoạn COVID-19 vẫn phát triển mạnh mẽ cho thấy thị trường Việt Nam vẫn rất là tốt
Về lo ngại rằng là lạm phát và việc thắt chặt lại tiền tệ ở các nước khiến dòng vốn tiếp tục giảm đi, ông Louis Nguyễn cho rằng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là lựa chọn hàng đầu, nhà đầu tư vẫn quan tâm.
Theo đó, những biến động ra vào không gây chú ý do địa vị nhà đầu tư thay vì đầu cơ. Thời gian đầu tư kéo dài từ 3, 5 đến 10 năm nên không quan tâm vào biến động trong vòng dưới một năm. Nhà đầu tư Việt Nam đã đủ sức để nhận ra là nếu mà khối ngoại bán ra sẽ có người khác mua vào.
Ông Long cho rằng, các ngành sẽ không có những phản ứng giống nhau đối với lạm phát. Có những ngành sẽ phản ứng tốt hơn do có thể di chuyển tăng mức giá đầu vào sang tăng giá đầu ra. Các doanh nghiệp này sẽ ghi nhận được tăng trưởng doanh thu tốt hơn như những ngành có tính chất thiết yếu như là điện nước, bất động sản, năng lượng, công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu của doanh nghiệp được chuyên gia đến từ BSC đánh giá đang phát triển với tốc độ tốt, nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những doanh nghiệp có tốt, uy tín.
Theo ông Louis Nguyễn, trong lạm phát những công ty tài chính như ngân hàng sẽ hoạt động tốt, một số người sẽ chuyển qua vàng. Một hướng khác Chủ tịch SAM đưa ra đó là đầu tư vào cổ phiếu.
Ông Louis Nguyễn khuyên nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể cân nhắc sử dụng một công ty chứng khoán để tìm hiểu rõ ràng trước đầu tư thay vì đầu tư theo kiểu đầu cơ.