Chuyên gia: Quy mô sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trên diện rộng
Về tình hình sản xuất công nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết trong năm 2024 quy mô sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trên diện rộng và liên tục được mở rộng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, giữ vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Các ngành công nghiệp chủ lực tiếp tục phát triển
Về tình hình sản xuất công nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết trong năm 2024 quy mô sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trên diện rộng và liên tục được mở rộng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, giữ vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 11 tháng năm 2024 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay. |
Theo đó, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 11 tháng năm 2024 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay.
“Với đà tăng như hiện nay, dự kiến cả năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng trên 8%, vượt kế hoạch đề ra”, ông Thành nói.
Theo đó, công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng của toàn ngành và toàn nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao: Trong 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 1,0%), đóng góp 8,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế tiếp tục phát triển như: khai thác, chế biến dầu khí; khai thác, chế biến khoáng sản, điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; luyện kim, sắt thép; xi măng và vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; cơ khí chế biến chế tạo, ô tô, xe máy..., tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Một số ngành công nghiệp xuất khẩu (dệt may, da giày, điện tử…) đã cơ bản hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao và vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế.
Nhiều mặt hàng công nghiệp như da giày, dệt may, điện tử có vị trí xếp hạng xuất khẩu cao so với khu vực và thế giới.
Một số ngành công nghiệp nền tảng như thép, hóa chất, cơ khí chế tạo đã từng bước đáp ứng nhu cầu về tư liệu và năng lực sản xuất của nền kinh tế; công nghiệp quốc phòng đã từng bước tham gia thúc đẩy phát triển nền công nghiệp quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội; công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện, cụm linh kiện dần được hình thành, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị tăng trong các ngành công nghiệp, thúc đẩy tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị.
>> Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, chỉ số IIP 10 tháng tăng 8,3%
Còn hạn chế trong phát triển công nghiệp
Về tình hình phát triển công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá dù đạt những kết quả tích cực, song với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Theo đó, ông Diên chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong phát triển công nghiệp.
Đầu tiên, đó là sự phát triển còn thiếu cơ sở vững chắc. Mặc dù tăng trưởng nhưng chủ yếu là công nghiệp có tính gia công, giá trị thấp. Hay nói cách khác, chúng ta mới phát triển những ngành công nghiệp và những phân khúc có giá trị gia tăng thấp.
Hạn chế thứ hai, theo ông Diễn là giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị công nghiệp của cả nước. Đối chiếu sang lĩnh vực xuất khẩu sẽ thấy 74,6% giá trị xuất khẩu là từ khu vực FDI. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp nội chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng giá trị xuất khẩu của các ngành.
Hạn chế thứ ba, công nghiệp nhìn chung chưa tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự dịch chuyển đầu tư từ các công ty đa quốc gia sang nước thứ ba và cũng chưa tận dụng tối đa được các hiệp định thương mại tự do.
“Bằng chứng là chúng ta chỉ có 24%, còn 76% là doanh nghiệp FDI, một số doanh nghiệp đã ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhưng nhìn chung còn ở khu vực thấp. Rõ ràng doanh nghiệp chưa tận dụng được Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chưa tận dụng được xu thế dịch chuyển, chưa thu hút được FDI”, ông Diên nói.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn |
Hạn chế thứ tư, theo người đứng đầu ngành Công Thương là ngành công nghiệp còn rất gian nan mới có thể tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu bởi chưa đủ sức làm chủ cuộc chơi.
“Đây là điều phải nhìn lại, chúng ta vẫn nói về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”, “đây là vấn đề phải rất thẳng thắn, chứ không thể nói cho hài lòng”, ông Diên nói.
Hạn chế thứ năm, công nghiệp vẫn thiếu những ngành công nghiệp có tính nền tảng, như: Công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, chế tạo chế biến, điện tử, hóa chất, năng lượng.
Bộ trưởng lấy ví dụ, về công nghiệp hoá chất, hóa chất cơ bản chúng ta chưa làm chủ được, hầu như phải nhập khẩu. Hay về công nghiệp vật liệu cũng tương tự. Giá trị xuất khẩu hơn 400 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu năm nay là hơn 800 tỷ USD, có thể đạt ngưỡng 800 tỷ USD nhưng xuất siêu chỉ đạt 23-24 tỷ USD.
“Điều đó chứng tỏ chúng ta đang ở một phân khúc rất mỏng. Dày hơn lại là phân khúc khác, đó là phân khúc vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, chế tạo”, Bộ trưởng Diên phân tích.
Chính sách công nghiệp còn phân tán, nhỏ lẻ
Về nguyên nhân của những vấn đề trên, theo ông Diên, nguyên nhân đầu tiên là do chúng ta vẫn thiếu chủ động và chậm thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chiến lược, mục tiêu, giải pháp của Đảng, Quốc hội, Chính phủ thành các cơ chế chính sách.
Nguyên nhân thứ hai, cơ chế, chính sách còn phân tán, nhỏ lẻ chưa thật sự hấp dẫn, chưa khả thi, thậm chí kém hiệu quả và chưa đi vào cuộc sống.
Đầu tư từ ngân sách cho một số chương trình khuyến công, công nghiệp hỗ trợ không ít; đầu tư cho khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo không dưới 2% ngân sách hằng năm cũng không phải ít nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế, một phần do chất lượng công tác tham mưu…
Nguyên nhân thứ ba, hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp chưa được phát huy.
Nguyên nhân thứ tư, nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc huy động nguồn lực xã hội cho khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp còn hạn chế. Lấy ví dụ trong lĩnh vực bán dẫn, Bộ trưởng cho rằng, những nước khác hút đầu tư vào bán dẫn đã hỗ trợ rất lớn cho nhà đầu tư như Mỹ đầu tư 280 tỷ USD, Trung Quốc hỗ trợ 92 tỷ USD; Hàn Quốc hỗ trợ 61 tỷ USD nhưng chúng ta “không có tỷ nào”. “Nếu chúng ta tư duy mạnh dạn hơn, tôi có thể bỏ tiền này nhưng lại thu được nhiều đồng tiền khác, bỏ tiền lẻ và thu tiền chẵn chứ không phải là chúng ta bỏ ra là mất”, ông Diên nhấn mạnh.
Nguyên nhân thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, kém hiệu quả. Nếu công tác này được chú trọng, thường xuyên thực hiện sẽ không xảy ra tình trạng có những dự án "đắp chiếu" nhiều năm, hay tình trạng vướng mắc kéo dài không được giải quyết.
Nguyên nhân thứ sáu, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên không thể không kể đến, đó là sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng còn hạn chế.
>> Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước
Lợi nhuận chạm đáy tồi tệ nhất 24 năm, ngành công nghiệp Trung Quốc đứng trước cảnh báo đỏ
Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam ký kết nhiều hợp đồng, tổng giá trị hơn 286 triệu USD