Lifestyle

Có 1 tỷ tiết kiệm, 22 triệu lương hưu/tháng, người đàn ông sắp 70 tuổi vẫn phải nhặt phế liệu kiếm sống qua ngày chỉ vì một lý do đau lòng

Hoàng Giang 23/11/2023 21:07

Nhiều người con dù đã trưởng thành nhưng vẫn được cha mẹ cưng chiều, điều này vô hình khiến chúng ỷ lại và người đau khổ là cha mẹ.

Cuộc sống bình yên của gia đình nhỏ

Ông Tống Gia Huy, 68 tuổi đã nghỉ hưu được 8 năm với mức lương hưu hàng tháng là 6500 NDT (hơn 22 triệu đồng). Ngoài lương hưu, ông còn có một tài khoản tiết kiệm 350.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng) nhờ làm việc chăm chỉ trong nhiều năm.

Dù mức thu nhập khá ổn định nhưng cuộc sống của ông Tống lại khó khăn và không như mong đợi. Ông buộc phải quay trở lại quê nhà và hàng ngày ra ngoài để nhặt ve chai để kiếm sống qua ngày.

Nguyên nhân của tình cảnh này bắt nguồn từ con trai của ông Tống. Dưới ảnh hưởng của Chính sách Kế hoạch hóa gia đình tại Trung Quốc, ông và vợ chỉ có một đứa con trai. Họ đã dành tất cả tình thương và quan tâm cho con, không để con trai thiếu thốn về bất kỳ khía cạnh nào, từ ăn uống, quần áo cho đến học hành.

Ảnh minh họa (Sohu)

Ảnh minh họa (Sohu)

Mặc dù cả 2 vợ chồng đều tốt nghiệp đại học nhưng con trai khi mới cấp 2 đã thường xuyên phàn nàn về những khó khăn trong học tập và công việc. Sau đó cậu ta đã bỏ học giữa chừng, ở nhà ăn bám cha mẹ.

Sau khi bỏ học, người con trai bắt đầu bước vào cuộc sống xã hội với những công việc lặt vặt. Tuy nhiên, vì trình độ học vấn kém nên anh ta không thể tìm được công việc ổn định. Ông và bà Tống cảm thấy lo lắng vì hy vọng con trai có thể học nghề như cắt tóc hoặc nấu ăn, nhưng anh ta luôn tránh né vì sợ khó khăn.

Rất lo lắng nhưng không thể làm gì khác nên 2 vợ chồng già chỉ biết làm việc chăm chỉ để tiết kiệm tiền.

Sóng gió ập đến

Khi con trai của ông Tống đã 25 tuổi, vợ chồng ông đã mua cho anh ta một căn nhà nhỏ với 2 phòng ngủ. Cả hai đều có mức lương hưu khá tốt vì vậy sau khi mua nhà cho con, lương hưu hàng tháng vẫn đảm bảo cuộc sống thoải mái cho cả hai.

Ảnh minh họa (Sohu)

Ảnh minh họa (Sohu)

Tuy nhiên, một biến cố không lường trước làm thay đổi hoàn toàn cảnh đời ông Tống. Vợ ông đột ngột qua đời, để lại ông đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc sống hàng mà không có bàn tay người vợ. Mọi thứ trở nên cô đơn và khó khăn.

Trong lúc đó, con trai và con dâu đang mang thai gọi điện thoại cho ông và nói cần ông tới và chăm sóc chúng. Tuy nhiên, sau khi đưa em bé ra đời, cuộc sống của gia đình trở nên khó khăn hơn. Con trai không có công việc ổn định và tình trạng tài càng trở nên nghiêm trọng. Ông Tống hàng ngày phải nghe con dâu than phiền về việc thiếu tiền mua sữa và thức ăn.

Với tình cảnh này, ông quyết định sử dụng lương hưu của mình để hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho gia đình. Ban đầu, mọi thứ diễn ra khá suôn sẻ, nhưng sau đó, tốc độ tiêu tiền hoang phí của con dâu khiến ông phải chi tiêu nhiều hơn. Khoản lương hưu hàng tháng của ông nhanh chóng cạn kiệt, ông buộc phải rút từ tiết kiệm để trang trải.

Ảnh minh họa (Sohu)

Ảnh minh họa (Sohu)

Trong thời gian tiếp theo, con trai và con dâu ông quyết định mua một căn nhà mới và sinh thêm em bé. Họ biết ông Tống vẫn giữ một số tiền tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng, và bằng mọi cách cố gắng thuyết phục ông. Ông Tống ban đầu không đồng ý nhưng cuối cùng ông cũng phải rút hết số tiền đó để giao cho con trai.

Sau khi trả một khoản tiền lớn để mua nhà, mỗi tháng gia đình ông Tống phải trả góp 5000 NDT (khoảng 17 triệu đồng) cho ngân hàng. Ban đầu họ dự định sử dụng lương hưu của ông để trả, nhưng sau đó, gia đình không còn đủ tiền để ăn uống và sinh hoạt.

Cuối cùng, vợ chồng ông quyết định trực tiếp sử dụng thẻ lương hưu của ông và cam kết trả cho ông 1000 NDT mỗi tháng để hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Họ cũng hứa rằng sẽ chăm sóc cho ông Tống.

Hối hận muộn màng

Sau vài tháng, ông Tống bị mắc phải một căn bệnh nặng, điều này đã làm thay đổi hoàn toàn thái độ của con trai và con dâu đối với ông. Họ không quan tâm và để ông Tống tự xoay sở với số tiền hỗ trợ là 1000 NDT (hơn 3 triệu đồng).

Ông quyết định chuyển về quê nhưng không thể lấy lại thẻ lương của mình. Mặc dù ông định báo công an về việc mất thẻ, nhưng con trai đe dọa rằng nếu ông làm như vậy, họ sẽ cắt đứt quan hệ cha con và không cho ông gặp cháu.

Ông vẫn chuyển về quê nơi mà ông và vợ đã từng sống. Ông Tống chỉ nhận được 1000 NDT mỗi tháng từ con dâu. Tuy nhiên, với chi phí y tế, thuốc men cộng với sinh hoạt hàng ngày, số tiền này không đủ. Ông buộc phải ra ngoài nhặt phế liệu để kiếm thêm tiền sinh hoạt.

Ảnh minh họa (Sohu)

Ảnh minh họa (Sohu)

Câu chuyện đáng buồn này là hậu quả của việc nuông chiều và bao bọc con cái quá mức. Trong khi cha mẹ già đi, con cái có trách nhiệm báo hiếu và chăm sóc họ vô điều kiện. Quan trọng nhất là cần giáo dục cho trẻ từ nhỏ để chúng nhận biết và phát triển ý thức trong việc chăm lo và yêu thương gia đình.

Nguồn: Sohu

>> Sau thời gian phụng dưỡng cha mẹ già, tôi nhận ra: Dù là quan hệ ruột thịt cũng phải đặt ra 3 quy tắc “sống - còn” này!

8 kiểu cha mẹ “độc hại” khiến trẻ tổn thương tâm lý nhưng lầm tưởng đó là tốt cho con

“Giả nghèo” thử lòng cháu ruột, cụ ông U70 nhận cái kết “đắng”: Chuẩn bị tiền dưỡng già và không cho con cháu biết là quyết định đúng đắn!

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/co-1-ty-tiet-kiem-22-trieu-luong-huu-thang-nguoi-dan-ong-sap-70-tuoi-van-phai-nhat-phe-lieu-kiem-song-qua-ngay-chi-vi-mot-ly-do-dau-long-d111919.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Có 1 tỷ tiết kiệm, 22 triệu lương hưu/tháng, người đàn ông sắp 70 tuổi vẫn phải nhặt phế liệu kiếm sống qua ngày chỉ vì một lý do đau lòng
POWERED BY ONECMS & INTECH