Cô đơn và nghèo khổ - Thực tế phũ phàng mà nhiều phụ nữ Nhật Bản phải đối mặt khi về già

28-11-2023 21:28|Quỳnh Vân

Ngày càng có nhiều phụ nữ lớn tuổi ở Nhật Bản đang phải đối mặt với viễn cảnh nghèo khó sau khi mất đi người chồng hoặc ly hôn.

Phụ nữ Nhật Bản đối mặt với nguy cơ nghèo đói khi phải sống độc thân về già
Số phụ nữ Nhật Bản lớn tuổi có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói sau khi chồng qua đời hoặc do ly hôn ngày càng tăng. Nguồn: AFP

Sử dụng dữ liệu khảo sát của Bộ Y tế Nhật Bản; nghiên cứu gần đây của giáo sư Aya Abe từ Đại học Tokyo đã ước tính 32% góa phụ từ 65 tuổi trở lên sống trong cảnh nghèo đói năm 2018, tăng 8% so với 30 năm trước.

Những góa phụ này thường phụ thuộc vào lương hưu của người còn sống để có thu nhập, trong khi có ít người sống cùng con cái để được hỗ trợ kinh tế.

Các góa phụ và phụ nữ đã ly hôn từ 75 tuổi trở lên được dự đoán sẽ chiếm 7,4% tổng dân số Nhật Bản vào năm 2040, tăng 2% so với năm 2020.

"Tôi ăn mì ý rẻ tiền cho bữa trưa vì tôi chỉ dành được dưới 20,000 yen (135 USD) cho thức ăn mỗi tháng", một phụ nữ 70 tuổi, người chủ yếu sống bằng tiền trợ cấp sau khi chồng bà qua đời, cho biết.

Phụ nữ Nhật Bản đối mặt với nguy cơ nghèo đói khi phải sống độc thân về già
Số người độc thân ở Nhật Bản do góa vợ/chồng hay li dị theo nhóm tuổi. Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản

Lo ngại khi về hưu

Trong quá khứ, người cao tuổi thường được con cái hoặc các thành viên khác trong gia đình hỗ trợ, nhưng điều này đã thay đổi. Năm 2022, số người từ 65 tuổi trở lên sống cùng con cái giảm còn 34%. Tỷ lệ sống một mình tăng từ 10% lên 22% trong cùng thời kỳ.

Yasuyo Koyama, nhà nghiên cứu cao cấp tại NIPSSR nhận định: “Các gia đình không còn đóng vai trò là đê chắn chống lại sự nghèo đói nữa”.

Nhiều người trung niên ở Nhật Bản sẽ trở thành thành viên chăm sóc chính trong tương lai lại không có việc làm ổn định hoặc không đủ thu nhập. Một số chuyên gia thậm chí còn dự đoán số trẻ em phụ thuộc vào lương hưu của cha mẹ sẽ tăng lên.

Những người có thu nhập thấp còn có thể bị suy dinh dưỡng hoặc trở nên ốm yếu nếu ở nhà quá lâu. Điều này dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, làm tăng chi phí chăm sóc và điều dưỡng.

Ông Abe cho rằng chính phủ nên tập trung hơn vào việc bảo vệ mức sống tối thiểu cho người cao tuổi về các mặt như nhà ở, điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

Phụ nữ Nhật Bản đối mặt với nguy cơ nghèo đói khi phải sống độc thân về già
Tỉ lệ nghèo tương đối ở Nhật Bản. Nguồn: Đại học thủ đô Tokyo Aya Abe

Bất bình đẳng giới

Mioko Bo của Viện nghiên cứu NLI, nhấn mạnh việc tăng thu nhập của phụ nữ đang đi làm: “Điều quan trọng là phải thu hẹp khoảng cách lương giữa nam và nữ ở độ tuổi từ 40 đến 50”.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, mức lương trung bình của phụ nữ thấp hơn 21,3% so với nam giới Nhật Bản vào năm 2022. Khoảng cách đã thu hẹp đi 15% trong 25 năm qua nhưng vẫn gấp đôi khoảng cách trung bình ở các quốc gia phát triển.

Số phụ nữ làm việc bán thời gian hay làm công việc không đều đặn khác tương đối cao. Ngay cả trong số những lao động chính thức, phụ nữ vẫn tụt lại so với nam giới về khả năng đạt được các vị trí quản lý và thời gian làm việc.

Với tình trạng già hóa xã hội diễn ra nhanh chóng tại Nhật Bản, việc hỗ trợ người dân có nhu cầu chỉ bằng lương hưu thôi là không đủ. Chính phủ cần phấn đấu tạo ra một xã hội nơi mọi người có thể phát huy tiềm năng và đạt được thu nhập cao hơn, bất kể giới tính.

Hàn Quốc có tỷ lệ người già nghèo đói cao nhất thế giới

Doanh nghiệp Nhật Bản thưởng tiền cho nhân viên tới văn phòng

Nhật Bản lột xác, trở lại cuộc đua siêu cường sau 3 thập kỷ ngủ đông

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/phu-nu-nhat-ban-doi-mat-voi-nguy-co-ngheo-doi-khi-phai-song-doc-than-ve-gia-213027.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cô đơn và nghèo khổ - Thực tế phũ phàng mà nhiều phụ nữ Nhật Bản phải đối mặt khi về già
POWERED BY ONECMS & INTECH