Cơ hội phát triển của ngành ô tô Việt khi nhiều nhà sản xuất phụ tùng đang âm thầm tách khỏi Trung Quốc

28-12-2022 16:30|Hoàng Long

Các tập đoàn quốc tế đang tìm nguồn cung ứng các bộ phận từ các thị trường khác khi lo ngại sự đổ vỡ trong quan hệ với Bắc Kinh.

Các nhà sản xuất ô tô đang muốn cắt đứt quan hệ với Trung Quốc

Sự tăng trưởng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi các nhà sản xuất ô tô châu Âu và Mỹ. Các nhà sản xuất quốc tế đã chuyển dây chuyền sản xuất ngày càng nhiều linh kiện sang Trung Quốc để tiết kiệm chi phí và thiết lập liên kết với thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, các tập đoàn quốc tế hiện đã phát động một nỗ lực âm thầm nhưng có phối hợp nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào mạng lưới các nhà sản xuất linh kiện rộng lớn của Trung Quốc.

Động thái này đã được thúc đẩy bởi hai sự phát triển. Đầu tiên là sự không chắc chắn do chính sách không có Covid-19 của Trung Quốc buộc các nhà máy phải đóng cửa trong thời gian ngắn.

Nhưng thứ hai là mối lo ngại dài hạn về sự chia rẽ chính trị lớn hơn trong trường hợp mối quan hệ của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế, tương tự như Nga. Đổ vỡ trong quan hệ ngoại giao có thể đe dọa thương mại.

Mặc dù hầu hết các nhóm quốc tế khó có thể từ bỏ hoàn toàn thị trường Trung Quốc vì quy mô của thị trường này, nhưng họ cho rằng dòng linh kiện từ nước này đến các nhà máy trên toàn thế giới sẽ giảm theo thời gian.

Cơ hội phát triển của ngành ô tô Việt khi nhiều nhà sản xuất phụ tùng đang âm thầm tách khỏi Trung Quốc

Do đó, các nhà sản xuất nước ngoài đặt mục tiêu sản xuất các bộ phận và ô tô bên trong Trung Quốc chỉ để sử dụng trong nước.

Điều này làm giảm sự phụ thuộc của họ vào các nhà máy Trung Quốc đối với hàng hóa bán ra nước ngoài, đồng thời duy trì chuỗi cung ứng địa phương an toàn cho các nhà máy của chính họ trong nước.

Các tập đoàn từ Renault đến Mercedes-Benz buộc phải đóng cửa hoặc bán các nhà máy ở Nga, trong khi các thành phần quan trọng, chẳng hạn như palladium - vật liệu chế tạo “đắt hơn vàng” được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác của hệ thống xả ô tô, giúp giảm mức độ gây hại của khí thải ra môi trường, phải được tìm nguồn ở nơi khác.

Tuy nhiên, việc cải tổ chuỗi cung ứng sẽ mất thời gian vì các nhà sản xuất ô tô hiếm khi chuyển đổi nguồn cung ứng linh kiện cho đến khi xe hết tuổi thọ, tức là khoảng 7 năm.

Cơ hội vàng để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển trong năm 2023

Trước tình trạng Trung Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn khi các nhà sản xuất phụ tùng đang âm thầm rời khỏi thị trường này đã mở ra những thuận lợi và thách thức đối với các doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực ô tô của Việt Nam. Vì Việt Nam trong năm 2022 đã có những bước đột phá lớn trong thị trường ô tô.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), lũy kế 11 tháng năm 2022, doanh số ô tô toàn thị trường đạt trên 459.000 chiếc, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021. Số liệu này chưa bao gồm doanh số của một số hãng lớn không công bố thông tin như Nissan, Volkswagen, Subaru, Mercedes-Benz, Audi, Volvo hay Jaguar Land Rover. Cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để kích cầu thị trường dịp cuối năm, Việt Nam đang có cơ hội lớn cán mốc doanh số 500.000 ô tô/năm, cao nhất trong lịch sử và đuổi kịp Malaysia (thị trường ô tô lớn thứ 3 Đông Nam Á). Có nhiều lý do cho bước “đột phá” này.

Cơ hội phát triển của ngành ô tô Việt khi nhiều nhà sản xuất phụ tùng đang âm thầm tách khỏi Trung Quốc

Đầu tiên có thể thấy, nền kinh tế của Việt Nam phục hồi nhanh sau đại dịch, thu nhập bình quân đầu người tăng cao (ước đạt 3.869 USD/người/năm). Nhu cầu sử dụng ô tô để đi lại, du lịch của người dân cũng tăng mạnh.

Thứ hai, các nhà sản xuất ô tô ngày càng “am hiểu” thị trường Việt, liên tục trình làng các sản phẩm xe hơi mới nhất, phù hợp với túi tiền và thị hiếu của người dùng. Trong đó, phải kể đến sự phát triển mạnh của các dòng xe SUV, MPV phổ thông như: Mitsubishi Xpander, Suzuki Ertiga, Toyota Avanza, hay sự xuất hiện của những “tân binh” như Toyota Veloz Cross, Hyundai Stargazer, Kia Carens…

Thứ ba, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đang dần phát huy tác dụng, trong đó phải kể đến chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Nghị định số 10/2022/NĐ-CP quy định về việc miễn lệ phí trước bạ cho ôtô điện chạy bằng pin, Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN về việc bãi bỏ các quy định về xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô…

Điều này đã góp phần củng cố niềm tin cho các nhà sản xuất khi đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, tháng 11/2022, Tập đoàn ôtô Hyundai cùng Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành, đưa vào hoạt động nhà máy Hyundai Thành Công số 2 tại Ninh Bình.

THACO AUTO cũng cho thấy bước tiến mới trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô khi đưa vào lắp ráp các mẫu xe sang BMW 3-Series, 5-Series, X3 và X5 tại khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam).

Cơ hội phát triển của ngành ô tô Việt khi nhiều nhà sản xuất phụ tùng đang âm thầm tách khỏi Trung Quốc

VinFast đưa vào hoạt động xưởng sản xuất pin nằm trong tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô điện của hãng tại Việt Nam. Toyota Việt Nam mạnh dạn chuyển đổi từ nhập khẩu sang lắp ráp 2 mẫu xe là Veloz Cross và Avanza Premio…

Đây là một dấu mốc rất quan trọng bởi Việt Nam đang ở giai đoạn tiền “ô tô hóa” (motorization), sẽ có hai chỉ tiêu cần đạt được là doanh số ôt ô và tỷ lệ sở hữu ôtô trên dân cư. Một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "motorization" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân, nghĩa là cứ 5 hộ gia đình sẽ có một hộ sở hữu ô tô, cụ thể là xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi.

Bộ Công Thương đánh giá, giai đoạn ô tô hóa gần như chắc chắn sẽ xảy ra tại Việt Nam trong vòng vài năm tới. Đến năm 2025, quy mô thị trường sẽ đạt mức cao, khoảng 800-900 nghìn xe/năm. Dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trưởng mạnh, chiếm trên 70% thị trường. Khi đó, tỷ lệ nội địa hóa ôtô sẽ là yếu tố tác động lớn đến cán cân thương mại của nền kinh tế. Cụ thể, nếu 50% thị phần là xe sản xuất trong nước thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 9 tỷ USD, năm 2030 là 17 tỷ USD; nếu 80% thị phần là xe sản xuất trong nước thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 5 tỷ USD và năm 2030 là 9 tỷ USD.

Mua Mercedes GLC 200 cũ giá hơn 1,3 tỷ, đi 5 tháng mới phát hiện bị tua 50.000km

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tậu xế cổ Mercedes-Benz 280 SL

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-hoi-phat-trien-cua-nganh-o-to-viet-khi-nhieu-nha-san-xuat-phu-tung-dang-am-tham-tach-khoi-trung-quoc-164127.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cơ hội phát triển của ngành ô tô Việt khi nhiều nhà sản xuất phụ tùng đang âm thầm tách khỏi Trung Quốc
    POWERED BY ONECMS & INTECH