2 tuần gần nhất, cổ phiếu BCM đã 2 lần rơi về (khỏi) đường MA20 song ngay lập tức được kéo trở lại. Điều này đồng nghĩa với việc đường MA20 vẫn sẽ là ngưỡng hỗ trợ khá tin cậy đối với sự vận động sắp tới của mã này.
Đến thời điểm này, thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự đem đến cảm giác yên tâm cho nhà đầu tư - nhất là trong bối cảnh thị trường thiếu vắng thông tin đồng thời các mối quan tâm liên quan đến lạm phát, lãi suất,... cũng đang khiến nhà đầu tư trở nên e ngại.
Kết phiên giao dịch ngày 20/9/2022, VN-Index với việc tăng 13,5 điểm đã hồi lên sát ngưỡng 1.220 điểm - tăng 4% so với mức 1.171 điểm ghi nhận trong phiên 8/7.
Trong khoảng thời gian này, đa số các cổ phiếu ngành đều giao dịch hời hợt song có một mã lớn đã tăng tới 64% (từ mức 58.900 đồng lên 96.500 đồng) qua đó giúp nhà đầu tư đang nắm cổ phiếu thấy an tâm hơn giữa "vùng sóng dữ". Đó là BCM của Tổng CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Mã BCM - HOSE).
BCM tăng bất chấp diễn biến thị trường: Còn điểm mua vào thích hợp?
Tính rộng ra, từ đầu năm 2022 đến nay, trước những biến cố liên quan đến nhóm FLC, bắt bớ và siết tín dụng, cổ phiếu BCM không rung lắc quá mạnh trong giai đoạn từ tháng 1 - đầu tháng 5 khi mức giá chủ yếu biến động trong vùng (7x - 8x đồng thị giá). Tuy nhiên, mã chỉ thực sự lao dốc mạnh sau khi thị trường chứng khoán bước vào nhịp điều chỉnh (dài 2 tháng) từ đầu tháng 5 - đầu tháng 7/2022). Cổ phiếu BCM rơi từ vùng 86.x và mất mốc 60.x đồng trong cùng thời điểm.
Với đà tăng 66% từ đáy, cổ phiếu BCM vừa thiết lập mức đỉnh lịch sử 98.000 đồng (trong phiên 16/9) sau gần 25 tháng niêm yết trên HOSE.
Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, cổ phiếu BCM hiện vẫn chưa hoàn toàn quá nóng khi RSI chưa đến 80 điểm. Tuy nhiên, đợt tăng trong vòng 3 tháng vừa qua của BCM lại không hề đi kèm với thanh khoản cho thấy sự chủ động của phe cầm cổ phiếu.
Cụ thể, thanh khoản của mã trong hơn 2 tháng qua chỉ dao động trong ngưỡng 200.000 - 250.000 đơn vị/phiên - thấp hơn đáng kể so với cao điểm tháng từ 4 đến tháng 6.
Theo quan sát, phiên 20/9/2022, cổ phiếu BCM có thời điểm rơi về sát đường hỗ trợ MA20 tại mốc 91.200 đồng.
2 tuần gần nhất, cổ phiếu BCM đã 2 lần rơi về (khỏi) đường MA20 song ngay lập tức được kéo trở lại. Điều này đồng nghĩa với việc đường MA20 vẫn sẽ là ngưỡng hỗ trợ khá tin cậy đối với sự vận động sắp tới của mã này.
Thành quả từ BCM khó dành cho số đông nhà đầu tư; thay vào đó sẽ chỉ hướng đến một nhóm nhà đầu tư có năng lực phân tích hoặc may mắn. Việc nắm giữ vẫn hoàn toàn có thể được duy trì chừng nào cổ phiếu chưa có những biến động bất lợi.
Nhà đầu tư hoàn toàn có thể xuống tiền mua cổ phiếu này song cần để ý mã đã xuất hiện trạng thái tích lũy ngắn hạn trong 3 phiên gần nhất. Bên cạnh đó, với việc đã tăng giá mạnh cộng với thông tin cuộc họp của Fed đang tới gần, việc cân nhắc là hoàn toàn nên làm trước khi ra quyết định.
Cần nhấn mạnh lại rằng thời điểm mua mới cổ phiếu BCM hiện đã không còn thích hợp - nhất là khi hàng loạt các cổ phiếu trên thị trường đang trở nên hấp dẫn sau 3 tuần điều chỉnh gần nhất của VN-Index.
Ghi nhận tại báo cáo phiên họp ĐHCĐ thường niên 2022, Becamex hiện đang có gần 2.500 cổ đông nắm giữ 1,035 tỷ cổ phiếu trong đó UBND tỉnh Bình Dương nắm giữ tới 95,44% số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Điều này lý giải cho việc thanh khoản của mã khá khiêm tốn và xu hướng "giữ hàng" của nhà đầu tư trong chuỗi tăng vừa qua.
Becamex - có gì để kỳ vọng?
Quý II vừa qua, Becamex báo lãi trước thuế 507 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 415 tỷ đồn - tăng 150% so với số lãi 166 tỷ đồng đạt được trong quý II/2021.
Lũy kế nửa đầu năm 2022, dù công ty đạt doanh thu thuần 2.262 tỷ đồng - giảm 17,3% YoY song lãi sau thuế lại tăng 61,5% lên mức 725 tỷ đồng qua đó hoàn thành trên 52% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, việc thanh lý giúp BCM gia tăng diện tích đất tại TP mới Bình Dương trong bối cảnh thanh khoản được cải thiện.
6 tháng cuối năm 2022, SSI ước tính doanh thu của Becamex có thể đạt 6.630 tỷ đồng (+71% so với cùng kỳ); lợi nhuận sau thuế đạt 1.656 tỷ đồng (tăng 2,15 lần so với cùng kỳ).
Nổi bật là doanh thu bất động sản dân dụng và khu công nghiệp ước đạt 5.211 tỷ đồng (+60,7% so với cùng kỳ), chủ yếu nhờ ghi nhận một phần từ doanh thu bán đất nền ở thành phố mới Bình Dương cho CapitaLand (diện tích 18,9 ha với giá trị đạt 242 triệu USD) và khu tái định cư Bàu Bàng.
SSI cũng kỳ vọng BCM sẽ ghi nhận doanh thu 1.838 tỷ đồng (+47% so với cùng kỳ) từ bàn giao đất tại Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng với diện tích hơn 63,4 ha với giá thuê trung bình đạt 125 USD/m2/chu kỳ thuê cho các nhà đầu tư đã ký MOU trước đó.
Ngoài ra, doanh thu dịch vụ quản lý và duy tu cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp ước đạt 518 tỷ đồng (+17% so với cùng kỳ) khi cùng kỳ BCM thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn ảnh hưởng COVID-19 trong tháng 10 và tháng 11/2021.
Ngoài ra, doanh nghiệp này vẫn sẽ có lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết (ước đạt 510 tỷ đồng - tăng 26% so với cùng kỳ).
Sang năm 2023, SSI ước tính doanh thu đạt 9.812 tỷ đồng (+5,2% so với cùng kỳ); lợi nhuận sau thuế đạt 2.991 tỷ đồng (+23,6% so với cùng kỳ) tương đương EPS là 2.822 đồng.
Becamex IDC (BCM) đã mua lại 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Becamex TDC muốn vay 450 tỷ đồng đầu tư dự án nhà xã hội tại Bình Dương
Becamex IDC (BCM) muốn huy động thêm 1.080 tỷ đồng trái phiếu để tái cơ cấu nợ