Đáng nói, toàn bộ số tài sản thế chấp bổ sung nêu trên đều thuộc CTCP Đầu tư và Phát triển Bình Định - doanh nghiệp không phải công ty con/công ty liên kết của AMD.
CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (Mã AMD - HOSE) thông báo Quyết định của HĐQT về việc sử dụng tài sản bên thứ ba để thế chấp bảo đảm khoản vay tại ngân hàng.
Theo đó, FLC Stone thông báo sẽ dùng tài sản thuộc CTCP Đầu tư và Phát triển Bình Định để cầm cố tài Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) - Chi nhánh Hà Nội.
Tài sản được cầm cố là 10 quyền sở hữu bất động sản liên quan đến Đầu tư và Phát triển Bình Định. Cụ thể:
Đến thời điểm hiện tại, Khoáng sản FLC Stone vẫn chưa công bố các báo cáo tài chính 3 quý đầu năm, báo cáo kiểm toán bán niên 2022, báo cáo Nghị quyết ĐHCĐ năm 2022;... nên việc xác định quy mô và cơ cấu nợ vay của doanh nghiệp này vẫn là dấu hỏi.
Tuy nhiên, với việc phải bổ sung tới 10 quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp, nhiều khả năng số nợ vay tại OCB của FLC Stone đã được đảm bảo bằng một số lượng cổ phiếu có liên quan nào đó. Mặc dù vậy, số tài sản chế chấp ban đầu có thể không phải cổ phiếu AMD khi ghi nhận tại báo cáo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022, FLC Stone không có bất cứ kỳ cổ đông lớn nào. Điều này đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ 163,5 triệu cổ phiếu AMD đang lưu hành trên thị trường là cổ phiếu trôi nổi.
Ghi nhận tại báo cáo thường niên năm 2021 (báo cáo gần nhất của FLC Stone), công ty đang có tổng cộng gần 20.600 cổ đông nắm giữ hơn 163,5 triệu cổ phiếu.
Đáng chú ý, trong danh sách công ty con - công ty liên kế của AMD không có tên CTCP Đầu tư và Phát triển Bình Định.
Trên thị trường chứng khoán, AMD hiện là cổ phiếu cuối cùng trong nhóm cổ phiếu họ FLC đang còn được giao dịch sau khi các cổ phiếu như ROS, FLC, HAI, ART, KLF, GAB hoặc đã bị hủy niêm yết, hoặc bị đình chỉ giao dịch, hoặc bị hạn chế giao dịch trên sàn HOSE và HNX.
Trước đó, nửa cuối tháng 10 vừa qua, HOSE đã thông báo quyết định về việc chuyển cổ phiếu AMD từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 24/10/2022 do công ty chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Theo đó, từ ngày 24/10, cổ phiếu AMD chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.
Kết phiên 9/11/2022, cổ phiếu AMD tăng nhẹ 1,85% lên mức 1.100 đồng thị giá; khớp lệnh toàn phiên đạt 450.000 đơn vị.
Tính từ mức giá đỉnh 10.300 đồng (phiên 10/1/2022), đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu này đã giảm gần 90% thị giá.