Cổ phiếu GVR tăng 64%, chốt lời hay mua đuổi?

17-02-2024 14:21|Quốc Trung

Chỉ sau 3,5 tháng, các cổ phiếu ngân hàng như TCB, HDB, LPB, CTG, MBB, ACB đã tăng 25-50% giá trị. Tuy nhiên, GVR mới là quán quân tăng giá trong cùng thời điểm ở nhóm VN30.

Với sắc tím ngay tại phiên giao dịch thứ 2 sau kỳ nghỉ Tết 2024 Âm lịch, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (sàn HoSE) vừa thiết lập mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 5/2022, 26.650 đồng/cp.

Mặt khác, con số gần 7,6 triệu cổ phiếu được sang tay cũng là mức ghi nhận cao nhất kể từ giữa tháng 5/2023.

Xét trong rổ VN30, GVR cũng là mã tăng giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 11 năm ngoái (+64%), cao hơn mức tăng 25-50% của nhóm cổ phiếu trụ cột TCB, HDB, LPB, CTG, MBB, ACB trong cùng thời điểm.

Cổ phiếu GVR tăng 64%, chốt lời hay mua đuổi?
Cổ phiếu GVR đang giao dịch gần mức đỉnh 2 năm

Trên đồ thị kỹ thuật, động lực tăng giá của cổ phiếu GVR 3,5 tháng qua có dấu ấn không nhỏ từ sự nhập cuộc trở lại của các dòng tiền lớn. Đồ thị giá hiện đang trong kênh tăng ngắn trung hạn (vượt các đường MA50-200 vùng 20.x-22.x). Tuy nhiên, chỉ báo RSI hiện đã chạm mức 80 điểm và duy trì trạng thái quá mua là yếu tố nhà đầu tư cần cân nhắc.

Đà tăng của cổ phiếu GVR diễn ra trong bối cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp có phần khởi sắc cũng như triển vọng của nhóm bất động sản khu công nghiệp đang được đánh giá tương đối sáng trong năm 2024.

Năm 2023, GVR ghi nhận 22.079 tỷ đồng doanh thu thuần và nhuận sau thuế 3.370 tỷ đồng.

Trong số gần 24.200 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, công ty có của để dành là 5.677 tỷ đồng tiền mặt và tương đương tiền cùng 11.225 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn. Sở hữu lượng tiền gửi lớn giúp GVR đem về 1.186 tỷ đồng doanh thu tài chính trong năm 2023 - tăng 32% so với năm trước.

Theo chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp giai đoạn 2021-2030, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có kế hoạch lập mới và mở rộng hơn 39.000ha từ chuyển đổi đất trồng cây cao su, bao gồm 48 khu công nghiệp (gần 37.400ha) và 28 cụm công nghiệp (gần 1.800ha). Các dự án mới như mở rộng khu công nghiệp Nam Tân Uyên, An Điền, Minh Hưng III... đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục pháp lý để đầu tư.

Trong năm 2024, GVR đặt mục tiêu doanh thu xấp xỉ 25.000 tỷ đồng; lãi sau thuế 3.437 tỷ đồng.

Trong báo cáo cập nhật, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng việc khu công nghiệp Nam Tân Uyên 3 (nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bình Dương) được giao đất vào cuối tháng 5/2023 đã tạo dư địa tăng trưởng trong ngắn và trung hạn cho GVR.

KBSV dự kiến, khu công nghiệp Nam Tân Uyên 3 có thể bắt đầu ghi nhận doanh thu từ 2024 với dòng tiền khoảng hơn 600 tỷ đồng/năm và lợi nhuận sau thuế khoảng 400 tỷ đồng/năm đến 2027-2028 sau khi được đưa vào khai thác.

Cổ phiếu GVR tăng 64%, chốt lời hay mua đuổi?
Mảng bất động sản khu công nghiệp giúp GVR ghi nhận biên lợi nhuận gộp cao vượt trội

Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh các kế hoạch mở rộng gối đầu quỹ đất khu công nghiệp của GVR kỳ vọng sẽ sớm cải thiện được tình trạng thiếu cung do thủ tục pháp lý chậm trễ của GVR nói riêng và của ngành nói chung, tạo nguồn cung mới liên tục, tăng lợi nhuận từ mảng khu công nghiệp (có biên gộp cao nhất của tập đoàn).

Với hoạt động kinh doanh cốt lõi mảng cho thuê khu công nghiệp đến 2025, GVR đặt mục tiêu chuyển đổi đất cho ít nhất 2.900ha. GVR cũng dồn lực tập trung đẩy nhanh tiến độ cho 8 khu công nghiệp - có thể đưa vào khai thác bắt đầu từ năm 2024.

>> Tổng hợp KQKD nhóm bất động sản khu công nghiệp: Cả ngành đều 'ăn nên làm ra', Top 1 tăng lợi nhuận tới 35 lần

Hoà Phát bước vào chu kỳ lợi nhuận mới, một nhóm nhà đầu tư gom hơn 27 triệu cổ phiếu HPG

Tăng 40% sau hơn 3 tháng, sức hút cổ phiếu TCB đến từ đâu?

Khai xuân 2024, Cao su Việt Nam (GVR) bứt tốc tăng kịch biên độ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-gvr-tang-64-chot-loi-hay-mua-duoi-223259.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cổ phiếu GVR tăng 64%, chốt lời hay mua đuổi?
POWERED BY ONECMS & INTECH