Sau kết quả kinh doanh quý 2 kém sắc, sang quý 3/2022, công ty chứng khoán tiếp tục ghi nhận lợi nhuận quý sa sút.
CTCP Chứng khoán Thành Công (Mã TCI - UPCoM) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022.
Ghi nhận, doanh thu quý 3 của TCI đạt gần 44 tỷ đồng - giảm 37% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm gần 9% so với quý 2 cùng năm.
Trong kỳ, doanh thu mảng môi giới chứng khoán giảm mạnh 59% YoY về còn 5,3 tỷ; thu từ bảo lãnh, phát hành chứng khoán giảm 30% còn 8,5 tỷ; mảng tự doanh chứng khoán của TCI thậm chí giảm tới gần 64% so với quý 3/2021 còn 8,8 tỷ đồng.
Trong khi đó, công ty không ghi nhận doanh thu từ dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán trong khi con số này của quý 3 năm ngoái là hơn 1,7 tỷ đồng.
Trong khi đó, TCI ghi nhận lỗ 5,7 tỷ đồng với mảng tự doanh - tăng 90% so với mức lỗ 3 tỷ cùng kỳ năm 2021 và xấp xỉ quý trước đó; chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính thông qua lãi lỗ cũng tăng gấp đôi lên mức 5,7 tỷ đồng.
Ngược lại, các khoản chi phí dự phòng và chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước - lần lượt đạt 6,7 tỷ và 5,7 tỷ đồng.
Khấu trừ các khoản thuế phí, Chứng khoán Thành Công báo lợi nhuận trước thuế quý 3/2022 đạt gần 16,8 tỷ đồng - giảm gần 67% so với cùng kỳ năm 2021; lãi sau thuế thu về 14 tỷ đồng - trong khi cùng kỳ đạt 40,5 tỷ. Con số này cũng ghi nhận giảm 27% so với quý 2/2022.
Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của TCI đạt 1.529 tỷ đồng - giảm nhẹ so với đầu năm trong đó tài sản tự doanh giảm còn 100 tỷ đồng và các khoản cho vay cũng giảm về dưới 700 tỷ; lượng tiền mặt và tương đương cũng giảm hơn 67% về còn 76 tỷ đồng.
Ngược lại, giá trị tài sản sẵn sàng để bán tăng gấp 3 lần đầu năm lên mức 191 tỷ đồng và khoản trả trước cho người bán cũng tăng từ nửa tỷ hồi đầu năm lên hơn 96 tỷ.
Nợ phải trả của TCI đến cuối quý giảm về mức 328 tỷ đồng trong đó có gần 200 tỷ là trái phiếu ngắn hạn.
Vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán này đạt 1.200 tỷ đồng trong đó có 243 tỷ đồng lợi nhuận thặng dư. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và tài chính âm lần lượt 172 tỷ và 42 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay margin giảm 30% so với đầu năm còn 621 tỷ đồng. Dù vậy con số này cũng cải thiện đáng kể so với mức 504 tỷ đồng trong quý 2.
Đến cuối quý 3/2022, danh mục cổ phiếu tự doanh của TCI hiện chỉ còn cổ phiếu PAC với giá gốc là hơn 92,6 tỷ đồng (lãi khoảng 7,4 tỷ). Trong khi đó, các khoản đầu tư tại MWG và QTP đều đã không còn hiện hữu.
Trong khi đó, với danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), TCI hiện đang lỗ 67,2 tỷ đồng - tương ứng hiệu suất -26%. Danh mục cổ phiếu sẵn sàng để bán có BBT, VPB, STB với tổng giá trị đầu tư gốc là hơn 155 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khoản lỗ liên quan đến STB lên tới gần 46 tỷ. Trong khi đó, Chứng khoán Thành Công đã thoát gần hết "hàng" khoảng 42 tỷ đồng nắm giữ cổ phiếu VPB (giá trị đầu tư gốc hiện chỉ còn 1,8 tỷ - lỗ 25%).
Ngoài ra, TCI hiện cũng đang đầu tư hơn 57 tỷ đồng vào trái phiếu của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt.
Xem thêm các bài viết liên quan đến #Kết quả kinh doanh quý III/2022 #báo cáo tài chính #kết quả kinh doanh #lợi nhuận sau thuế #so sánh tổng hợp KQKD #phân tích tài chính doanh nghiệp ngành
Thế giới Di động làm gì khi gần 60.000 nhân viên nghỉ việc?
Một doanh nghiệp tại Thanh Hóa có gần 12.000 tỷ đồng lãi vay quá hạn thanh toán