Cụ ông 80 tuổi lái xe vượt 500 dặm để cầu hôn mối tình đầu năm 17 tuổi: “Bà ấy mở cánh cửa, trái tim tôi như muốn nhảy ra ngoài”
Khi bà ấy mở cửa, trái tim tôi như muốn nhảy ra ngoài. Tôi tiến tới và trao bà ấy bó hoa cẩm chướng. Tôi nói: “Em thật đẹp. Anh yêu em”.
Ngay từ lần đầu gặp nhau trong hội trường của trường Trung học Gar-Field (Woodbridge, Virginia, Mỹ) vào năm 1955, Bob Harvey đã trúng “tiếng sét ái tình” bởi vẻ đẹp của Annette Adkins.
"Khi Annette bước qua cánh cửa, tôi đã thốt lên: Ôi Chúa ơi, đây là cô gái đẹp nhất mà tôi từng gặp trong đời. Tôi cảm thấy như mình đã yêu cô gái này mất rồi".
Sau đó, họ cùng tham gia vũ hội và yêu nhau sau đó. Nhưng nhiều biến cố tuổi trẻ đã khiến họ chia tay, mất liên lạc và không thể gặp lại nhau.
Sau khi tốt nghiệp, cuộc sống dẫn họ đi hai hướng khác nhau. Annette Adkins kết hôn với một người tên Callahan, nuôi dạy con cái và theo nghề điều dưỡng. Trong khi đó, Bob Harvey kết hôn và theo đuổi sự nghiệp làm nhân viên thực thi pháp luật, bảo lãnh và giáo viên.
Nhiều năm sau, cả Annette Adkins và Bob Harvey đều độc thân khi bạn đời của họ qua đời. Sau thời gian sau đó, Bob Harvey nghĩ về người tình thời trung học nên đã tìm thông tin về bà Annette Adkins trên mạng và ngay lập tức biết được rằng chồng của Annette Adkins đã qua đời được 4 năm. "Đột nhiên, tôi cảm thấy trái tim mình rơi xuống khi nghĩ rằng có thể bà ấy đã tìm thấy hạnh phúc mới", ông Harvey chia sẻ.
Thú vị thay, Annette Adkins cũng đang nghĩ về người bạn trai cũ của mình sau khi tìm thấy một cuộn phim cũ với hình ảnh của họ trong vũ hội. Khi Bob Harvey gửi một tấm thiệp chia buồn kèm theo số điện thoại, Annette Adkins liền gọi lại và thừa nhận cũng đang tìm kiếm ông.
Ngay lập tức, Bob Harvey đã lái xe 500 dặm liên tục, thậm chí chỉ dừng lại để đổ xăng, để tới thăm Annette Adkins ở Ohio.
“Khi bà ấy mở cửa, trái tim tôi như muốn nhảy ra ngoài. Tôi tiến tới và trao bà ấy bó hoa cẩm chướng. Tôi nói: “Em thật đẹp. Anh yêu em””
Cặp đôi 80 tuổi đã tổ chức đám cưới của mình tại một nhà hàng ở Ohio, với sự chứng kiến của người thân và bạn bè. Trong bữa tiệc theo phong cách thập niên 50, họ đã cùng nhau khiêu vũ như khi mới 17 tuổi trong buổi vũ hội cách đây 63 năm.
Tuổi già nhưng tình yêu không vì thế mà trở nên “cằn cỗi”
Chúng ta thường bàn luận nhiều về sức khỏe, dinh dưỡng của người cao tuổi và thậm chí cả vấn đề về việc tập luyện, nhưng quá ít quan tâm đến khía cạnh tình yêu trong cuộc sống của họ. Tình yêu của người già cũng tương tự như sức khỏe, đó là 1 niềm khao khát bất diệt.
Đừng nghĩ rằng chỉ có người trẻ mới biết yêu, mới trải qua những cảm xúc đắm chìm và nhớ thương. Tình yêu của người già là một bản tình ca, không vang lên qua micro, không lung linh dưới ánh đèn sân khấu, mà lại vang vọng sâu sắc, hoặc đau đớn xao xuyến mãi trong tâm hồn. Đơn giản vì lý do: Xong khúc hát ấy có thể là cái chết, rất gần, đến nỗi hiện hình thành nỗi ám ảnh.
Tình yêu có ý nghĩa quan trọng với tất cả mọi người, ở bất kỳ độ tuổi nào. Nó mang lại sức mạnh lớn lao, nhưng tình yêu ở tuổi già mang đến những trải nghiệm tình cảm sâu sắc hơn. Nó giúp người già trở nên yêu cuộc sống hơn, lạc quan hơn, sống hạnh phúc trong những ngày tháng thoải mái, tự do và vui vẻ bên người đồng hành. Đồng thời, nó cũng là nguồn động viên tuyệt vời giúp họ giữ gìn sức khỏe hàng ngày.
Tình yêu ở tuổi già không còn sự sôi động như khi còn trẻ, thay vào đó là sự âu yếm, tôn trọng và hiểu biết. Không có gì quý báu hơn việc có một người đồng hành đi hết cuộc đời. Người già yêu đến khác biệt so với người trẻ. Họ dễ dàng bỏ qua những vấn đề nhỏ như đưa đón, sự chậm trễ hay việc không hợp trong cùng một sở thích hoặc hoạt động thể thao. Họ đã hiểu rõ cái gì là quan trọng và cái gì là thứ yếu đuối trong những năm tháng cuối cùng của cuộc sống. Thay vì gian truân, ghen tuông hay cằn nhằn về những điều vụn vặt như một số cặp vợ chồng trẻ thường gặp, những người già yêu thường mở lòng hơn, sống tích cực hơn.
Theo USA Today.