Để không lo thiếu nước, thành phố đông dân nhất Việt Nam xây thêm một hồ Tây trị giá 2 tỷ USD
Đây là kế hoạch của thành phố này nhằm đảm bảo hạn chế tình trạng thiếu nước trên địa bàn.
Đề giải quyết vấn đề hơn 1.000 hộ dân ở chung cư E - Home, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức gặp tình trạng áp lực nước yếu, thiếu nước và để phục vụ sinh hoạt, rất nhiều người dân đã phải xuống khu vực sảnh chung cư xếp hàng trong đêm đến sáng để lấy nước ở xe bồn.
Hiện nay, TP. HCM đang lấy nước thô từ hai nguồn chính là nước sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Nếu có sự cố an ninh nguồn nước thì việc cần có nơi trữ nước nhằm tránh thiếu nước trong trường hợp khẩn nguy là rất cần thiết.
Về giải pháp trữ nước để tránh người dân thiếu nước với nguồn sông Sài Gòn, báo cáo cuối kỳ Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 của liên danh tư vấn nêu: “Giai đoạn đến 2030 xây dựng cụm hồ trữ nước thô số 1 diện tích hơn 200ha, dung tích 10 triệu m3, dự kiến ở huyện Củ Chi. Giai đoạn 2030-2040 xây dựng các hồ/cụm hồ trữ số 2 diện tích khoảng 100ha, 5 triệu m3.”
Báo cáo cũng cho rằng giai đoạn năm 2030-2040, để tránh thiếu nước, đảm bảo trữ nước với nguồn từ sông Sài Gòn, TP. HCM cần thêm hồ chứa số 3, tại Bình Chánh (hướng đi miền Tây), diện tích 100ha, dung tích 5 triệu m3. Cụm hồ số 3 được xây dựng để cung cấp nước thô cho Nhà máy Tây TP. HCM.
Để tránh thiếu nước, đảm bảo trữ nước với nguồn từ sông Đồng Nai, liên danh tư vấn cho rằng giai đoạn 2030 - 2040, TP. HCM cần tìm kiếm và xây dựng các hồ/cụm hồ trữ nước thô số 4, với diện tích khoảng 50ha, dung tích 2,5 triệu m3. Khoảng cách từ cụm hồ trữ số 4 đến trạm bơm Hóa An hiện hữu là 15-20km.
Giai đoạn 2040-2050: Xây dựng các hồ/cụm hồ trữ nước số 5, với diện tích khoảng 50ha, dung tích 2,5 triệu m3. Khoảng cách đến cụm hồ số 5 với 4 là khoảng 15km.
Như vậy, tính cả kế hoạch trữ nước phòng thiếu nước cho hai nguồn nước từ hai sông trên, đến năm 2050, TP. HCM cần xây năm cụm hồ chứa nước với diện tích khoảng hơn 500ha (5km2), bằng diện tích hồ Tây ở Hà Nội.
Ngoài kế hoạch xây hồ chứa, TP. HCM cũng cần dời dần điểm khai thác nước thô hiện hữu tại Hòa Phú (của hệ thống cấp nước Tân Hiệp) và Hóa An (của hệ thống cấp nước Thủ Đức) lên phía thượng lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
“Kết hợp việc xây dựng các hồ/cụm hồ trữ nước thô, việc di dời điểm lấy nước sẽ gia tăng an ninh, an toàn nguồn nước, tránh thiếu nước khi đối diện với các rủi ro về nhiễm mặn từ tác động của biến đổi khí hậu, cũng như ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động kinh tế xã hội của khu vực” - báo cáo nêu.
Theo kế hoạch của liên danh tư vấn, việc di dời điểm khai thác nước thô được triển khai dần theo từng giai đoạn, kết hợp với việc xây dựng các cụm hồ trữ nước có tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến trên 2 tỉ USD.
TP. HCM là thành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095km2.
Đây cũng là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số (gần 8,9 triệu người) và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của thành phố ước đạt 1.621.191 tỷ đồng, tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2022.
Tỉnh 'sát vách' TP. HCM sáp nhập 2 huyện, đưa địa phương 'lên hương' với hệ thống giao thông đồ sộ
Hàng chục nghìn căn nhà tạm 'vá chằng vá đụp' ven kênh ở TP.HCM