Đề nghị bỏ tính giá trị đất đai trong xác định tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa

18-05-2022 10:25|Hồng Thái

Hơn 15 năm qua, nhóm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TT gần như không có kê khai báo cáo và triển khai thực hiện cổ phần hóa.

Mới đây, tại "Hội thảo Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp" được tổ chức tại Hà Nội, đại diện Bộ Tài chính và các chuyên gia kinh tế đã đề nghị bỏ tính giá trị đất đai trong xác định tài sản doanh nghiệp cổ phần. Họ cho rằng đây là vấn đề vướng mắc dẫn đến nhiều sai phạm.

Thị trường "nay thế này mai thế kia", ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Theo Cục trưởng Cục Quản lý công sản - ông Nguyễn Tấn Thịnh cho biết, cơ chế và chính sách để sắp xếp lại nhà, đất và huy động nguồn lực từ đất đai khi doanh nghiệp bị thoái vốn khá đầy đủ. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức cần thiết.

Theo ông Thịnh, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TT nhưng hơn 15 năm nay, doanh nghiệp không có kê khai báo cáo và triển khai thực hiện cho dù đã nhiều lần Bộ Tài chính đôn đốc.

Ông Thịnh cũng có chia sẻ thêm: "Một số doanh nghiệp đã không chủ động triển khai các việc về sắp xếp cơ sở nhà, đất mà toàn đến hết hạn mới bắt đầu thực hiện. Điều đấy dẫn đến nhiều bất cập và có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa. Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp được phê duyệt dự án nhưng lại không thực hiện đúng theo phương án mà đã được duyệt từ trước".

Còn theo ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc đưa đất vào nhằm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn gây rất nhiều khó khăn cho thị trường hiện nay.

"EVN cũng như nhiều doanh nghiệp khác, lo sợ về việc đánh giá giá trị doanh nghiệp để thoái vốn. Trong số các thị trường sợ nhất phân khúc đất. Hiện nay không có thị trường để bán cả khuôn viên mà cứ xác định giá mà người dân đang giao dịch. Giá thật cao xong sẽ không có người mua, còn nếu không đưa vào thì sợ, mà càng cao càng khó bán" ông Nam chia sẻ thêm.

Đại diện EVN kiến nghị loại đất đai ra khỏi việc giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, bên cạnh đó là những khó khăn khác như sự thay đổi liên tục của chính sách cổ phần hóa dẫn đến doanh nghiệp không theo kịp…

“Doanh nghiệp làm rất sợ sai do chính sách không rõ, chứ không phải doanh nghiệp muốn làm sai”, Phó tổng giám đốc EVN thẳng thắn chia sẻ.

Quá trình bán đất xảy ra nhiều sai phạm

Cũng tại hội thảo, chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh cho rằng, những vấn đề liên quan đến đất đai đang làm cản trở quá trình cổ phần hóa, thoái vốn. Hiện nay trong nhiều trường hợp cổ phần, thoái vốn đang không bán doanh nghiệp mà bán đất. Rất nhiều sai phạm cổ phần hóa hiện nay là bán đất nhưng “đội lốt” là bán doanh nghiệp.

Ông Ánh cho biết thêm, tất cả vấn đề sai phạm từ sử dụng sai mục đích, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đều xuất phát từ việc chúng ta cho thuê đất quá lâu, trong thời gian dài. Từ đó, việc áp giá thị trường vào tính giá trị tài sản của doanh nghiệp gây khó khăn cho cổ phần hóa.

“Đất là tài sản của toàn dân, Nhà nước là đại diện quản lý, lý do gì mà định giá tài sản của nhà nước lại để cho thị trường làm? Nên không có giá thị trường mà chỉ nên có định giá theo cơ chế thị trường, không phải cơ chế quản lý hành chính quan liêu. Vấn đề quan trọng hơn là đất của doanh nghiệp nhà nước được cho không, giao đất sau khi cổ phần hóa ai có quyền cho thuê hoặc chấm dứt cho thuê, ai có quyền sử dụng đất đó?”, ông Ánh phân tích.

Trong luật Đất đai là UBND cấp tỉnh, nhưng ở doanh nghiệp nhà nước, nếu tách quyền quản lý đất riêng trước, trong và sau cổ phần sẽ giao lại cho ai, cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước hay SCIC.

“Chúng ta cần phải làm rõ, đất trước cổ phần hóa ai quản, trong cổ phần hóa ai quản và sau cổ phần hóa ai sẽ quản. Cái này là cái then chốt để quyết định giá đất, thuê đất và thời hạn thuê đất”, TS Vũ Đình Ánh nêu thực tế.

Cập nhật giá bán chung cư của các chủ đầu tư ngoại 'đổ bộ' vào Việt Nam

16 công viên tại Hà Nội sẽ được tiếp tục 'chỉnh trang' trong năm 2024

Loạt biệt phủ xa hoa của đại gia giàu nhất đất Hà Thành xưa, rộng gần 1.000m2 ở nhiều vị trí đắc địa bậc nhất trung tâm phố cổ

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/de-nghi-bo-tinh-gia-tri-dat-dai-trong-xac-dinh-tai-san-doanh-nghiep-co-phan-hoa-118330.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đề nghị bỏ tính giá trị đất đai trong xác định tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa
POWERED BY ONECMS & INTECH