Kiến thức

Di dời 1,3 triệu người, đào khoét hơn 100 triệu m3 đất xây ‘siêu đập thủy điện’ 740.000 tỷ, sức chứa gấp 4,5 lần thủy điện lớn nhất Việt Nam

Mộng Kha 03/08/2024 16:53

Được biết, hồ chứa của đập có thể tích lên đến 39,3km3, chứa khoảng 42 tỷ tấn nước.

Tọa lạc tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), đập Tam Hiệp sừng sững chặn ngang dòng Trường Giang hùng vĩ - con sông dài nhất châu Á. Khởi công vào tháng 12/1994 và hoàn tất vào cuối năm 2009, công trình thủy điện khổng lồ này là một kỳ tích kỹ thuật của Trung Quốc.

Đập Tam Hiệp sừng sững chặn ngang dòng Trường Giang hùng vĩ - con sông dài nhất châu Á (Ảnh: Internet)

Đập Tam Hiệp sừng sững chặn ngang dòng Trường Giang hùng vĩ - con sông dài nhất châu Á (Ảnh: Internet)

Theo đó, công trình đập Tam Hiệp có chiều dài 2.355m và độ cao 185m so với mực nước biển. Để xây dựng, siêu đập này đã đào 102,6 triệu m3 đất, sử dụng 27,2 triệu m3 bê tông chủ yếu cho xây dựng thành đập, cùng với 463.000 tấn thép.

Được biết, hồ chứa của đập có thể tích lên đến 39,3km3, chứa khoảng 42 tỷ tấn nước với tổng diện tích bề mặt nước là 1.045km2. Với con số ấn tượng này, so với nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam - thủy điện Sơn La, thì đập Tam Hiệp có sức chứa gấp khoảng 4,5 lần.

Ngoài ra, đập Tam Hiệp còn sở hữu tổng cộng 77 cửa xả lũ, bao gồm 22 cửa xả lũ mặt và 23 cửa xả lũ sâu. Bên cạnh đó, công trình còn có các cửa xả chỉ sử dụng trong quá trình thi công và các cửa xả cát tại hai nhà máy điện nằm ở phía tả ngạn (bên trái) và hữu ngạn (bên phải) của đập. Tổng vốn đầu tư cho công trình này lên đến 30 tỷ USD, tương đương khoảng 742.500 tỷ đồng.

Dập Tam Hiệp sở hữu tổng cộng 77 cửa xả lũ (Ảnh: Internet)

Dập Tam Hiệp sở hữu tổng cộng 77 cửa xả lũ (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, chức năng chính của công trình đập Tam Hiệp không phải là phát điện mà chủ yếu là kiểm soát lũ. Vào năm 2020, đập này đã chứng tỏ hiệu quả của mình trong việc kiểm soát đỉnh lũ của trận lũ thứ 5 trên sông Trường Giang, với lưu lượng lên tới 75.000 m3/giây. Đây là mức nước lũ lớn nhất mà đập Tam Hiệp phải đối mặt kể từ khi hoàn thành xây dựng.

Một chức năng quan trọng khác của công trình đập Tam Hiệp là vận tải hàng hóa. Hệ thống vận tải hàng hóa tại đây đã được đưa vào vận hành từ năm 2003 và bao gồm hai hệ thống vận tải đường sông.

Tổng vốn đầu tư cho công trình này lên đến 30 tỷ USD, tương đương khoảng 742.500 tỷ đồng (Ảnh: Internet)

Tổng vốn đầu tư cho công trình này lên đến 30 tỷ USD, tương đương khoảng 742.500 tỷ đồng (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, hồ chứa của đập còn nhấn chìm một khu vực trải dài đến 600km về phía thượng nguồn, tạo điều kiện cho tàu hàng tải trọng lớn di chuyển tới 2.250km từ biển Hoa Đông (cảng Thượng Hải) đến thành phố Trùng Khánh. Điều này đã mở rộng đáng kể khả năng vận chuyển hàng hóa qua khu vực sông Dương Tử, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế và thương mại trong khu vực.

Theo thông tin trên Báo Lao Động, mặc dù là đập thuỷ điện lớn nhất thế giới và mang lại nhiều lợi ích cho người dân Trung Quốc, công trình này cũng gây ra nhiều tranh cãi. Việc xây dựng đập đã buộc 1,3 triệu người phải di dời và phá hủy nhiều khu vực di tích lịch sử.

Việc xây dựng đập đã buộc 1,3 triệu người phải di dời (Ảnh: Internet)

Việc xây dựng đập đã buộc 1,3 triệu người phải di dời (Ảnh: Internet)

Được biết, khoảng 70% lượng nước ngọt của Trung Quốc hiện đang bị ô nhiễm, và sự hiện diện của đập Tam Hiệp đã làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Đập được xây dựng trên các cơ sở xử lý chất thải cũ và gần khu vực khai mỏ. Mỗi năm, khoảng 265 triệu gallon nước thải thô từ các hoạt động này đã lắng xuống sông Trường Giang. Điều này đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm của dòng sông, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước và hệ sinh thái trong khu vực.

Công trình thủy điện khổng lồ này là một kỳ tích kỹ thuật của Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Công trình thủy điện khổng lồ này là một kỳ tích kỹ thuật của Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân, đập Tam Hiệp còn tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái xung quanh. Vùng lân cận của đập là nơi cư trú của khoảng 6.400 loài thực vật, 300 loài cá và hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn. Công trình thủy điện này không chỉ làm thay đổi môi trường sống của các loài này mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác.

Sự xói mòn do hồ chứa đã dẫn đến nhiều trận lở đất, trong khi ảnh hưởng của đập đã làm thay đổi khí hậu địa phương, tạo ra những điều kiện môi trường không thuận lợi cho hệ sinh thái.

>> Siêu dự án đập thủy điện khổng lồ cao hơn đập Tam Hiệp: Sản xuất 39 tỷ kWh điện/năm, chi phí xây dựng hơn 470 nghìn tỷ đồng

Siêu dự án đập thủy điện khổng lồ cao hơn đập Tam Hiệp: Sản xuất 39 tỷ kWh điện/năm, chi phí xây dựng hơn 470 nghìn tỷ đồng

Huy động 20.000 tấn thuốc nổ phá dỡ 43 triệu m3 đất đá, xây siêu đập thủy điện 'lơ lửng’ 3.000m trên mây

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/di-doi-13-trieu-nguoi-dao-khoet-hon-100-trieu-m3-dat-xay-sieu-dap-thuy-dien-740000-ty-suc-chua-gap-45-lan-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam-d129460.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Di dời 1,3 triệu người, đào khoét hơn 100 triệu m3 đất xây ‘siêu đập thủy điện’ 740.000 tỷ, sức chứa gấp 4,5 lần thủy điện lớn nhất Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH