Giá cả

Điều chỉnh đơn giá cho dự án giao thông

N Huyền 12/10/2023 - 07:17

Có những định mức đơn giá 40 năm không thay đổi, thậm chí còn tụt lùi”, doanh nghiệp làm dự án giao thông nêu ý kiến và kiến nghị Bộ GTVT cần điều chỉnh kịp thời nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nhà thầu nội.

Đây là ý kiến doanh nghiệp tại toạ đàm “Doanh nghiệp ngành GTVT với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hội nhập quốc tế”, do Báo Giao thông tổ chức vào chiều nay 11/10.

Với mục tiêu mang đến góc nhìn toàn diện hơn về chặng đường vượt khó, vươn lên, sự chuyển mình thần tốc của doanh nghiệp giao thông Việt Nam, các đại biểu tham dự đã thẳng thắn chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Đèo -cả.jpg
Công trình hầm Thung Thi do tập đoàn Đèo Cả thi công đảm bảo đúng tiến độ

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, dù chưa có số liệu thống kê chính xác, nhưng thời gian qua, doanh nghiệp giao thông Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc.

Theo đó, trước đây các doanh nghiệp nội chỉ được chỉ định những gói thầu dưới 500 triệu thì nay, giá trị gói thầu được chỉ định lên tới hơn 14.000 tỷ đồng.

Mặc dù năng lực đã gia tăng, cơ hội tiếp cận gói thầu lớn đã có, nhưng ông Hoàng cho rằng để lớn mạnh hơn, doanh nghiệp giao thông Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách của Nhà nước.

“Trong bối cảnh hiện nay, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, trong quá trình tương tác làm việc với cơ quan nhà nước, Tập đoàn phải đối diện với tình trạng thiếu trách nhiệm, sợ trách nhiệm, tư duy lối mòn xuất hiện từ cấp quản lý nhà nước”, ông Hoàng nói.

Các doanh nghiệp cũng dẫn chứng về sự bất cập trong chính sách. “Có những định mức đơn giá 40 năm không thay đổi, thậm chí còn tụt lùi”, đại diện một doanh nghiệp nói và kiến nghị Bộ GTVT cần điều chỉnh kịp thời nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nhà thầu nội.

PGS. TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) Các doanh nghiệp xây lắp ngành GTVT đã chữa được "3 bệnh nan y” trong xây dựng cơ bản gồm: đội vốn, chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, chỉ trong 3 năm qua bằng sự nỗ lực của các đơn vị, doanh nghiệp chiều dài đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác là hơn 600km, nâng tổng số km đường cao tốc lên gần 1.900km.

Trong khi đó, giai đoạn 2011 - 2020, chiều dài đường cao tốc xây dựng mới khoảng 1.074km.

“Đây là niềm tự hào của ngành GTVT trong đó sự đóng góp đội ngũ doanh nghiệp của ngành giao thông. Doanh nghiệp đã đóng góp vào sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông”, Thứ trưởng Thọ nói.

anh chup man hinh 2023 10 11 luc 71138 ch.png
Thứ trưởng Lê Đình Thọ phát biểu tại toạ đàm

Chia sẻ với những trăn trở của doanh nghiệp về cơ chế về các quy trình, quy phạm… Thứ trưởng Lê Đình Thọ đề nghị các đơn vị chức năng tập trung tháo gỡ và đưa ra cam kết sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm tháo gỡ.

Ông Nguyễn Thanh Vân, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng thừa nhận, định mức đơn giá áp dụng cho dự án giao thông hiện nay chưa được như kỳ vọng.

Ví dụ điển hình là đơn giá nhân công hiện cao lắm cũng chỉ 300.000 đồng nhưng thực tế, giá doanh nghiệp phải đi thuê phải từ 400.000 - 500.000 đồng.

"Cục Quản lý đầu tư xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp rà soát, sớm lập lại các định mức để đơn giá áp dụng trong đầu tư xây dựng dự án giao thông sớm được điều chỉnh sát với thực tiễn", ông Vân nói.

Huyện trẻ tuổi của tỉnh giàu có nhất Việt Nam tương lai ‘cất cánh’ lên thị xã và đẩy mạnh loạt dự án giao thông quan trọng

Hầm xuyên núi thuộc dự án giao thông gần 15.000 tỷ: Sử dụng robot khoan hầm hiện đại nhất Việt Nam, 'vượt nắng thắng mưa' để về đích

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/dieu-chinh-don-gia-cho-du-an-giao-thong-2200800.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Điều chỉnh đơn giá cho dự án giao thông
    POWERED BY ONECMS & INTECH