"Bỏ đói" cổ tức của cổ đông suốt 12 năm, bù lại, những nhịp tăng giá của cổ phiếu PXL trên thị trường thường giúp cổ đông lãi đậm 50-200%.
CTCP Đầu tư KCN Dầu khí Long Sơn (Mã PXL - UPCoM) vừa cập nhật tài liệu ĐHCĐ thường niên 2024, dự trình kế hoạch doanh thu 22,1 tỷ đồng, 1,87 tỷ lãi sau thuế cùng phương án không chia cổ tức.
Nguồn: PXL |
Tình trạng đầu tư không cổ tức đã diễn ra ở PXL suốt 12 năm qua. Lần cuối doanh nghiệp thực hiện việc này đã từ tháng 7/2021 (trả cổ tức 4,5% bằng tiền năm 2010). Điều này được đánh giá bởi tình hình kinh doanh tương đối thất thường của công ty với những năm lãi/lỗ đan xen và biến động.
Trong khi đó, dù có quy mô vốn điều lệ hơn 825 tỷ đồng song doanh thu của PXL cũng liên tục trồi sụt, nhiều năm ghi nhận các con số "tượng trưng" trong đó năm 2020 đạt 1,4 tỷ đồng, năm 2021 đạt hơn 4,8 tỷ đồng và năm 2022 đạt gần 7,7 tỷ đồng - gần như "bốc hơi" so với giai đoạn 2016-2017 (đạt 150-190 tỷ đồng).
Trái với câu chuyện kinh doanh thất thường và đối ảm đạm, trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PXL đã tăng hơn 4 lần chỉ trong chưa đầy 1,5 năm.
Diễn biến giá cổ phiếu PXL |
Cuối tháng 1 đến đầu tháng 3 vừa qua, cổ phiếu KCN Dầu khí Long Sơn tăng 76% lên mức 14.700 đồng/cp cùng thanh khoản đột biến. Mã qua đó trở thành một trong số cổ phiếu giúp nhà đầu tư lãi đậm nhất giai đoạn trước và sau Tết 2024 Âm lịch.
Diễn biến tăng giá được cho là đến từ thông tin PXL dự kiến phát hành cổ phiếu tăng vốn từ 827 tỷ đồng lên 1.761 tỷ đồng nhằm đầu tư dự án Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuy nhiên, tại tài liệu ĐHCĐ vừa cập nhật, công ty dự trình thông qua việc hủy kế hoạch tăng vốn này.
Theo đó, cổ phiếu PXL bước vào nhịp điều chỉnh 3 tuần gần nhất, giá hiện còn 13.400 đồng/cp (kết phiên 28/3).
Hoàng Quân (HQC): Chủ tịch Trương Anh Tuấn muốn gom hàng triệu cổ phiếu sau hơn nửa năm rút sạch vốn