Doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu thuộc TOP cao nhất thị trường đang làm ăn ra sao?

20-08-2022 07:40|Hồ Nga

Có rất nhiều cổ phiếu có thị giá cao, thậm chí trên 200.000 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam một hiện tượng khá phổ biến là những doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu cao chưa hẳn là những doanh nghiệp có vốn hoá lớn, mà ngược lại phần lớn trong số đó là những doanh nghiệp “bé hạt tiêu” có vốn điều lệ không lớn.

Ngôi vương thay đổi liên tục

Nếu ở thời điểm này 1 năm trước, ngôi vương về thị giá cổ phiếu thuộc về L14 của CTCP Licogi 14 – cái tên đã để lại rất nhiều dấu ấn trong năm 2022 này. Thời điểm đó L14 như một chú ngựa ô, từ vùng giá 53.100 đồng/cổ phiếu mở cửa phiên giao dịch đầu năm 2021 và dù tăng vẫn chỉ quanh quanh 100.000 đồng/cổ phiếu đến đầu tháng 10/2021. Song chỉ hơn 1 tháng sau đó từ 12/10/2021 cổ phiếu L14 bất ngờ phi mạnh vượt 200.000 và tiếp tục tăng nhanh, chiếm luôn ngôi đầu TOP cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán, vượt 400.000 đồng/cổ phiếu.

Lên nhanh, L14 cũng “dính” nhiều câu chuyện thị phi về “thổi giá”, L14 nhanh chóng rớt về dưới vùng giá 100.000 đồng/cổ phiếu và hiện tại đã hồi nhẹ lên vùng giá 118.000 đồng/cổ phiếu.

screen-shot-2022-08-19-at-09.29.14.png

Đó là về thị giá, còn về kết quả kinh doanh, Licogi 14 cũng để lại nhiều hoài nghi với nhà đầu tư. Mới đây công ty công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 và đã “hô biến” một công ty con thành công ty liên kết nhằm “rũ bỏ” khoản lỗ lớn từ kinh doanh chứng khoán của CTCP Đầu tư tài chính Licogi 14.

Công bố cụ thể, trước đó theo BCTC quý 2/2022 do Licogi 14 tự lập, công ty lỗ sau thuế 234 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, trong đó có khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh từ 418 tỷ đồng xuống còn 64 tỷ đồng sau soát xét, còn chỉ tiêu doanh thu tài chính được điều chỉnh giảm từ 155 tỷ đồng xuống còn chưa đến 10 tỷ đồng sau soát xét.

Những thay đồi này đều đến từ việc công ty biến Đầu tư tài chính Licogi 14 từ công ty con thành công ty liên kết. Hành động này cũng khiến Licogi 14 từ việc ghi lỗ 234 tỷ đồng (theo BCTC công ty tự lập trước đó) thành còn lỗ gần 24 tỷ đồng sau soát xét.

“Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”

Câu nói “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi” thường được các fan bóng đá dành cho các đội bóng hàng đầu lỡ “sa chân” vài trận nào đó, giờ áp dụng vào trường hợp này khá đúng. L14 sau vài kỳ vươn lên TOP cổ phiếu có thị giá cao nhất đã “lùi về” trả lại ngôi vương cho VCF của Vinacafe Biên Hoà. Cổ phiếu VCF lâu nay vẫn được giới đầu tư xem là một cái “đích” vì thường xuyên dẫn đầu TOP.

Dù luôn dẫn TOP, nhưng trên thực tế thị giá VCF dù cao bao nhiêu cũng không ảnh hưởng nhiều tới thị trường chứng khoán chung bởi số cổ phiếu “tự do” bên ngoài không lớn. VinaCafe Biên Hòa có vốn điều lệ gần 266 tỷ đồng, và có đến 98,79% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành thuộc về Masan Beverage. 4 phiên giao dịch gần đây nhất VCf có 3 phiên tăng điểm và 1 phiên tăng trần, đưa giá cổ phiếu lên 264.500 đồng/cổ phiếu, vốn hoá thị trường đạt trên 7.000 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh, doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 tăng 18,5% so với cùng kỳ, lên 954 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 190 tỷ đồng, tăng 21,4% so với nửa đầu năm ngoái.

screen-shot-2022-08-19-at-09.27.52.png

Cổ phiếu ngành thực phẩm có thị giá trên 200.000 đồng

Thị giá trên 200.000 hiện tại còn có CMF của CTCP Thực phẩm Cholimex. Đây cũng là doanh nghiệp “bé hạt tiêu” khi vốn điều lệ công ty chỉ 81 tỷ đồng tương ứng 8,1 triệu cổ phiếu đang giao dịch trên sàn. Thanh khoản CMF cũng “èo uột” với việc lâu lâu mới có phiên có một vài phiên có cổ phiếu khớp lệnh.

Tính đà tăng của CMF phải tình từ 29/3/2022 – CMF có 4 phiên tăng trần liên tiếp, đưa giá cổ phiếu từ vùng 123.000 đồng/cổ phiếu lên sát 162.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó không lâu, CMF đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/4/2022 ở mức 290.000 đồng/cổ phiếu – tăng đột biến sau 6 phiên giao dịch. Tuy vậy ngay sau khi tạo đỉnh, CMF giảm nhiệt, hiện về giao dịch quanh mức 224.900 đồng/cổ phiếu – tạm đứng thứ 3 trong TOP các cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán.

Kết quả kinh doanh, doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 của Thực phẩm Cho limex đạt 1.495 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 10% lên gần 105 tỷ đồng.

Cổ phiếu có thị giá quanh 200.000 đồng còn có HLB của CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 30,9 tỷ đồng tương ứng 3,09 triệu cổ phiếu giao dịch trên sàn nhưng lại có vốn hoá thị trường đạt hơn 600 tỷ đồng. HLB cũng gần như rất ít phiên có cổ phiếu khớp lệnh. Giao dịch nhộn nhịp nhất trong những ngày cuối tháng 1 đưa cổ phiếu này từ vùng giá 178.000 đồng/cổ phiếu lên gần 330.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 7/2/2022. Sau đó HLB có nhịp giảm về vùng 200.000 đồng và hiện tại đang duy trì ở mức 207.400 đồng/cổ phiếu.

Cũng như HLB, cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC cũng hầu như không có giao dịch trong nhiều năm liền. Global Asset Business cũng là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, đạt hơn 149 tỷ đồng. Từ lâu nay GAB luôn chiếm một vị trí khá cao trên BXH những cổ phiếu có thị giá cao trên sàn chứng khoán. Hiện tại GAB duy trì giá cổ phiếu quanh mức 196.400 đồng/cổ phiếu.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 của công ty đạt 167 tỷ đồng, giảm nhẹ so với doanh thu gần 172 tỷ đồng đạt được nửa đầu năm ngoái, và ghi lỗ hơn 22 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 1 tỷ đồng.

Thị giá cao, giao dịch nhiều

Những cổ phiếu có thị giá cao, giao dịch nhiều ngoài L14 thì phải kể đến SAB của Sabeco và NTC của Nam Tân Uyên.

Trước hết nói về SAB của Sabeco – doanh nghiệp ngành bia rượu này đã vượt qua giai đoạn khó khăn kép do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các quy định về hạn chế bia rượu với người lái xe… Sabeco bất ngờ báo lãi kỷ lục 1.800 tỷ đồng trong quý 2, nâng tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 lên 3.029 tỷ đồng, tăng trưởng 47,3% so với số lãi 2.057 tỷ đồng đạt được nửa đầu năm ngoái.

Một trong những nguyên nhân giúp Sabeco lãi lớn có thể nhờ tới việc công ty tăng cường quảng cáo, khuyến mãi. Tổng chi phí cho quảng cáo khuyến mại của Sabeco trong 6 tháng đầu năm gần 1.100 tỷ đồng, tương ứng mỗi tháng công ty chi khoảng 183,33 tỷ đồng cho quảng cáo, khuyến mãi. Như vậy tính bình quân mỗi ngày hơn 6,1 tỷ đồng cho khoản này.

screen-shot-2022-08-19-at-10.06.39.png

Trên thị trường cổ phiếu SAB tăng mạnh lên xấp xỉ 196.000 đồng/cổ phiếu. Vốn hoá thị trường đạt 124.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp thuộc nhóm ngành khu công nghiệp – Nam Tân Uyên – có cổ phiếu NTC đang giao dịch trên Upcom. Nam Tân Uyên được nhắc đến là doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu cao, thường xuyên lãi lớn, chỉ số EPS cao, chia cổ tức tỷ lệ cao đều đặn. Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của công ty nhắc đến việc sẽ chuyển sàn, đưa cổ phiếu NTC lên niêm yết trên HoSE trong năm 2022. Cũng thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2021 trong đó dành 216 tỷ đồng chia cổ tức tỷ lệ 90% cho cổ đông.

Còn 6 tháng đầu năm 2022 doanh thu thuần đạt hơn 135 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 6,4% về mức 153 tỷ đồng. Cổ phiếu NTC hiện giao dịch quanh mức 185.000 đồng/cổ phiếu.

screen-shot-2022-08-19-at-10.18.21.png

Nhóm ngành khu công nghiệp còn góp thêm cổ phiếu SIP của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG. Công ty có vốn điều lệ 929 tỷ đồng tương ứng hơn 92,9 triệu cổ phiếu đang đăng ký giao dịch trên Upcom. Tuy vậy mới đây Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của Đầu tư Sài Gòn VRG. Một trong những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán sắp “chuyển nhà”.

SIP cũng là một trong những cổ phiếu để lại nhiều ấn tượng với nhà đầu tư khi tăng mạnh mấy phiên sau ngày lên sàn, cổ đông lớn, cổ đông Nhà nước cũng thoái vốn chốt lãi. SIP cũng là một gtrong nhữngc ổ phiếu thường xuyên duy trì thị giá 3 chữ số từ mấy năm nay. Hiện tại SIP giao dịch quanh mức 138.000 đồng/cổ phiếu.

Kết quả kinh doanh, doanh thu 6 tháng đầu năm 20222 đạt 3.086 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 10% so với cùng kỳ về mức 501 tỷ đồng.

screen-shot-2022-08-19-at-10.33.54.png

Còn rất nhiều cổ phiếu có thị giá cao

Cổ phiếu có thị giá cao trên 100.000 đồng/cổ phiếu trên sàn chứng khoán lên đến vài ba chục cổ. Những cổ phiếu thị giá cao còn có rất nhiều. Điển hình có thể kể đến cổ phiếu ngành sữa IDP của CTCP Sữa Quốc tế, WCS của CTCP Bến xe Miền Tây, SLS của Mía đường Sơn La, IME, PAT…

Trong số đó, mã chứng khoán PAT của CTCP Apatit Việt Nam đang là cái tên gây nhiều chú ý. Lên sàn, Apatit Việt Nam lên sàn mới mấy tháng trong bối cảnh giá các mặt hàng hoá chất tăng mạnh. Apatit Việt Nam được biết đến là công ty con của Tập đoàn Hoá chất Đức giang. Cổ phiếu PAT chào sàn ở mức rất cao, 120.000 đồng/cổ phiếu – tăng mạnh lên trên 231.000 đồng/cổ phiếu – giá chưa điều chỉnh – trước khi giảm sâu về vùng giá 132.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Trong khi cổ phiếu DGC của công ty mẹ lại vừa mất mốc 100.000 đồng/cổ phiếu.

screen-shot-2022-08-19-at-11.03.05.png

Cổ phiếu công ty giảm mạnh dù kết quả kinh doanh khả quan. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 132% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gấp 14 lần lên 575 tỷ đồng. Công ty cho biết nguyên nhân dẫn tới lãi lớn do giá bán tăng, sản xuất và tiêu thụ không bị đình trệ. Phốt Pho Apatit cũng đặt kỳ vọng lớn ở quý 3 với ước tính doanh thu vào khoảng 825 tỷ đồng và dự kiến lãi sau thuế 232 tỷ đồng.

screen-shot-2022-08-19-at-10.53.04(1).png

Trên thực tế, các cổ phiếu thị giá cao cũng có những câu chuyện riêng dù phần lớn trong số đó có rất ít giao dịch khớp lệnh. Tuy vậy số những cổ phiếu giao dịch thực sự trên thị trường cũng rất nhiều. Nhà đầu tư vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào những doanh nghiệp có thực lực, có nền tảng để đầu tư, nắm giữ lâu dài.

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 22/11: VPB, VSC, MWG

Kết thúc thương vụ lịch sử, Vinhomes (VHM) mua tổng 247 triệu cổ phiếu quỹ

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doanh-nghiep-co-thi-gia-co-phieu-thuoc-top-cao-nhat-thi-truong-dang-lam-an-ra-sao-145073.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu thuộc TOP cao nhất thị trường đang làm ăn ra sao?
    POWERED BY ONECMS & INTECH