Doanh nghiệp nhà đại gia "Đức Cá tầm" thu gần 1.500 tỷ đồng sau phát hành trái phiếu

20-05-2022 10:09|Minh Hiếu

CTCP Cá Tầm Việt Nam được thành lập vào năm 2009, là một thành viên trong hệ sinh thái các doanh nghiệp của ông Lê Anh Đức, đại gia sinh năm 1978 nổi tiếng với biệt danh “Đức Cá tầm”.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, CTCP Cá Tầm Việt Nam đã hoàn thành phát hành hơn 14,7 triệu trái phiếu với tổng giá trị khoảng 1.477 tỷ đồng. Số trái phiếu này được phát hành vào ngày 10/2/2022, có kỳ hạn 2 năm đến ngày 10/2/2024.

CTCP Cá Tầm Việt Nam được thành lập vào năm 2009, là một thành viên trong hệ sinh thái các doanh nghiệp của ông Lê Anh Đức, đại gia sinh năm 1978 nổi tiếng với biệt danh “Đức Cá tầm”. 

Tính tới 19/4/2022, ông Lê Anh Đức đang là người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT của Công ty Cá Tầm Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là nuôi trồng thủy sản, có sản phẩm chính nổi bật là trứng cá đen dưới thương hiệu Caviar de Đuc. Giữa tháng 7/2021, công ty đã tăng vốn điều lệ từ 360 tỷ lên 410 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ngay sau thời điểm huy động lô trái phiếu trên, Công ty Cá Tầm Việt Nam đã bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh. Ngoài nuôi cá tầm, hệ sinh thái của ông Đức còn bao gồm cả lĩnh vực bất động sản, năng lượng tái tạo.

Xem thêm: 2.500 tỷ đồng trái phiếu đổ về doanh nghiệp của đại gia "Đức Cá tầm" 

Là một trong những doanh nhân từng sinh sống và kinh doanh tại Nga, ông Lê Anh Đức được nhiều người biết đến với thành công từ việc nuôi thành công giống cá tầm tại Việt Nam. Sản phẩm trứng cá tầm (Caviar) được ví như là "vàng đen", mang lại giá trị kinh tế cao đã tạo tiền đề cho ông Lê Anh Đức hay còn được biết đến với tên gọi Đức “Cá tầm” xây dựng nên cơ ngơi như ngày nay tại Việt Nam.

Đáng chú ý, Cá Tầm Việt Nam liên tiếp thua lỗ trong 5 năm gần nhất, với tổng lũy kế lên đến gần 46 tỷ đồng.

Về lĩnh vực nuôi trồng và khai thác cá tầm, Cá Tầm Việt Nam hiện đang sở hữu hệ thống gồm nhiều công ty thành viên tại nhiều địa phương trên cả nước, có hoạt động sản xuất và kinh doanh tương đối độc lập với nhau.

Đại gia Đức “Cá Tầm” bị tố mua cổ phần nhưng không thanh toán

Đáng chú ý, trong các công ty này CTCP Tầm Long Đa Mi được thành lập sớm hơn cả, từ năm 2008. Đây cũng là năm đánh dấu lứa cá tầm đầu tiên được nuôi thành công tại hồ Đa Mi (tỉnh Bình Thuận), khởi đầu cho những bước tiến mới của ông Lê Anh Đức.

Tính tại ngày 30/12/2020, vốn điều lệ Tầm Long Đa Mi ở ngưỡng 150 tỷ đồng trong đó Cá Tầm Việt Nam sở hữu 50,5% vốn. Đây là doanh nghiệp hiếm hoi trong hệ sinh thái liên quan đến đại gia Đức Cá Tầm có kết quả kinh doanh đi lên trong vài năm qua.

Hệ sinh thái của đại gia Đức Cá tầm

Cụ thể, nếu năm 2016, doanh thu Tầm Long Đa Mi chỉ đạt 33,2 tỷ đồng thì 5 năm sau đó chỉ số này tăng gấp 3 lần, đạt 97,8 tỷ đồng. Đáng nói, sự tăng trưởng này được đánh giá khá đều qua từng năm.

Thế nhưng, dù doanh thu tăng nhanh song bước “lãi mỏng” chỉ vài trăm triệu đồng, thậm chí còn âm, đặt ra câu hỏi về năng lực quản trị chi phí, hoặc doanh nghiệp đã chủ động trong quản lý chi phí đầu vào, chi phí hoạt động nhằm giảm gánh nặng thuế thu nhập.

Trong khi đó, tình trạng “lỗ chồng lỗ” tiếp tục diễn ra tại Công ty Cổ phần du lịch Cá tầm, doanh nghiệp do ông Đức làm Tổng giám đốc/người đại diện pháp luật.

Trong giai đoạn từ 2016 - 2020, Du lịch Cá Tầm không phát sinh doanh thu trong khi lỗ 3,4 tỷ đồng năm 2016; lỗ 289 triệu đồng năm 2017; lỗ 414 triệu đồng năm 2018; lỗ 518 triệu đồng năm 2019 và lỗ 619 triệu đồng năm 2020.

Chi tiết xem thêm tại đây...

Nóng: KRX vận hành chính thức vào ngày 2/5

UBCKNN, HoSE, HNX sẽ làm việc bù vào thứ 7 (4/5) cho dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động

Chuyển biến tích cực của thị trường trái phiếu doanh nghiệp dù ‘vắng’ Nghị định 08/2023/NĐ-CP

Bài thuộc chủ đề Thủy hải sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doanh-nghiep-nha-dai-gia-duc-ca-tam-thu-gan-1500-ty-dong-sau-phat-hanh-trai-phieu-126536.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Doanh nghiệp nhà đại gia "Đức Cá tầm" thu gần 1.500 tỷ đồng sau phát hành trái phiếu
POWERED BY ONECMS & INTECH