Tính đến cuối năm 2020, thị trường điện toán đám mây của Việt Nam đạt khoảng 3.200 tỷ đồng (tương đương 133 triệu USD) 80% thị phần vẫn thuộc về các công ty nước ngoài.
Theo thông tin được Mobifone tổng hợp, doanh thu quý 4 của Amazon năm 2021 đạt 137 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi thu nhập ròng là 14,3 tỷ USD, tăng 98%. Giống như các khoản tài chính gần đây của Microsoft và Google, hoạt động kinh doanh đám mây của Amazon là động lực chính trong quý.
Doanh thu cho đơn vị dịch vụ đám mây AWS của công ty đã tăng 40% – đạt 17,8 tỷ USD khổng lồ. Hai công ty hàng đầu khác là Google và Microsoft cũng có mức tăng trưởng đám mây đáng kể trong các quý gần đây của họ.
Ở Việt Nam các doanh nghiệp Việt chỉ chiếm 19,68% thị phần, các doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 80,32%. Tổng giá trị thị trường điện toán đám mây năm 2020 là 196,11 triệu USD và dự báo năm 2026 là 603,34 triệu USD, tốc độ tăng trưởng đạt 18,8%/năm.
Theo đánh giá của Cục Viễn thông, lợi thế của các doanh nghiệp điện toán đám mây Việt là thương hiệu và giá cả phù hợp. Trong báo cáo xây dựng chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ TT&TT có đặt ra mục tiêu 70% thị phần dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam phải thuộc các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.
Do đó, cuộc chạy đua công nghệ gay cấn thường là nguyên nhân khiến nhiều công ty công nghệ nghĩ đến việc lựa chọn nhiều hơn một đám mây cho các phần mềm và cơ sở hạ tầng của họ – mô hình này thường được biết đến với khái niệm Multi cloud. Sự khác biệt về giá cả, yêu cầu kinh doanh và hệ tính năng là các yếu tố mà các leader thường cân nhắc khi nói đến việc đảm bảo nhu cầu về công nghệ.
Nhà mạng 31 năm tuổi chính thức ra mắt sản phẩm 'Loa' thông báo nhận tiền chuyển khoản
Chuyến xe nông dân mở ra hành trình chuyển đổi số nông nghiệp tại Sóc Trăng và Cần Thơ