Ngành bao bì - SCG Packaging (SCGP) thuộc Tập đoàn SCG tại Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy mạnh quy trình sản xuất thân thiện hơn với môi trường, tạo ra các sản phẩm “xanh”.
SCGP cung cấp các giải pháp bao bì cải tiến, thiết kế, in ấn để quảng bá thương hiệu cho khách hàng. Danh mục sản phẩm của SCGP đa dạng gồm: bao bì dệt sợi, bao bì tiêu dùng, bao bì dùng cho y tế và phòng thí nghiệm, bao bì thực phẩm, sản phẩm giấy và bột giấy.
Nhờ chú trọng vào việc sản xuất theo định hướng phát triển bền vững và chiến lược ESG 4 Plus, SCGP đã tìm được biện pháp ứng phó với tình hình kinh tế khó khăn thông qua việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành. Công ty này thực hiện đổi mới trong việc thiết kế, phát triển bao bì và dịch vụ “xanh” để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong toàn chuỗi cung ứng. Đồng thời, áp dụng nguyên lý kinh tế tuần hoàn góp phần hỗ trợ tăng trưởng tiêu dùng trong khu vực bằng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng tài nguyên hiệu quả và tạo ra các sản phẩm xanh.
Trong khi đó, tại công ty Go-Pak Việt Nam, với các giải pháp về năng lượng bền vững với các nguyên liệu thay thế, riêng hệ thống điện mặt trời áp mái của Go-Pak Việt Nam giúp tăng tỷ trọng tiêu thụ điện từ năng lượng tái tạo, từ đó công ty giảm được chi phí mua điện.
Tương tự, ngói lợp năng lượng mặt trời của VKPC góp phần giảm phụ thuộc vào điện lưới. Trong năm 2023, hệ thống điện năng lượng mặt trời này đã được mở rộng lắp đặt tại các công ty thành viên khác trong Tập đoàn SCG như: Công ty CP Sản xuất Nhựa Duy Tân (DUYTAN), Công ty TNHH Sản xuất Bao bì Alcamax (Việt Nam), Công ty CP Bao bì Biên Hòa (SOVI), Công ty TNHH Bao bì AP (Hà Nội - APPH) và Công nghiệp Tân Á (NAI); nâng tổng công suất lên khoảng 22,52 MW.
Trong lĩnh vực kinh doanh bao bì dệt sợi, SCGP và các công ty thành viên gồm NAI, Alcamax, APPH và SOVI đã tăng cường sử dụng 1.200 tấn nhiên liệu sinh khối mỗi tháng thay thế than. Ngoài ra, VKPC còn tận dụng hơn 40% nhiên liệu sinh khối (Biomass) thay thế cho than cục, hướng đến giảm thiểu 6,390 tấn CO2/tháng, tăng tỷ lệ sử dụng sinh khối từ 20% bằng nhiệt lên 43% bằng cách điều chỉnh máy móc và vận hành.
Kết quả của quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn tại các công ty thành viên thuộc SCGP là nhiều sáng kiến bao bì bền vững được ra đời.
Đại diện SCGP cho biết, công ty đã phát triển một loại vật liệu nhựa đơn thành phần trọng lượng nhẹ, còn được gọi là "R1". Vật liệu này được làm từ một loại polyme duy nhất cho mỗi lớp, giúp khả năng tái chế lên đến 100%. R1 không chỉ bảo vệ sản phẩm, chịu được va đập mà còn dễ dàng tái chế.
Bên cạnh đó, Go-Pak đã hợp tác với Công ty TNHH Thai Paper để phát triển bao bì thực phẩm được làm từ sợi cellulose của gỗ cây bạch đàn (Eucalyptus cellulose). Đây là nguyên liệu thân thiện với môi trường và có thể phân hủy. Sản phẩm này có doanh số bán hàng đạt hơn 100 tấn theo báo cáo của Go-Pak.
Ngoài nền kinh tế tuần hoàn cũng như định hướng ESG, Tập đoàn SCG cũng nhấn mạnh phát triển kinh tế song hành bảo vệ môi trường thông qua chính sách 3G: “Sản phẩm xanh” (Green Product), “Quy trình xanh” (Green Process) và “Ý tưởng xanh” (Green Mind).
Định hướng “3G” được quan tâm, triển khai tại VKPC nhằm giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hạn chế gây ô nhiễm, hướng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, môi trường lẫn xã hội. Cụ thể, đại diện doanh nghiệp cho biết, các sản phẩm bao bì của VKPC có đến 95% nguyên liệu xơ là giấy tái chế hoặc giấy loại. Với công suất 220.000 tấn mỗi năm, quy trình sản xuất tại các nhà máy đảm bảo nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả, tối ưu hóa việc sử dụng các nguyên liệu điện, nước cùng với việc đảm bảo cho chất lượng của nước thải và khí thải.
Với nỗ lực phát triển bền vững, các công ty thành viên của SCGP đã hái “quả ngọt” khi được vinh danh tại các giải thưởng lớn, điển hình như: VKPC nằm trong “Top 100 Công ty bền vững năm 2022” (CSI 100) và “Top 5 doanh nghiệp tiêu biểu về bình đẳng giới” tại nơi làm việc trong 2 năm liên tiếp.
Bên cạnh đó, Nhựa Duy Tân được vinh danh là một trong “500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam” trong 10 năm liên tiếp, theo bảng xếp hạng FAST500 Vietnam Report JSC công bố.
Doãn Phong
Quảng Trị sắp đón nhà máy sản xuất bao bì gần 2.700 tỷ đồng
Tập đoàn QuickPack của Đức sắp xây nhà máy bao bì thực phẩm lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Long An