Thị trường

Mỹ rớt top 3 khi sự giàu có của một quốc gia không chỉ đo bằng GDP thuần túy, nước nào đang dẫn đầu thế giới?

Hồng Hà 23/07/2025 00:00

GDP điều chỉnh theo sức mua tương đương (PPP) cung cấp bức tranh sát hơn với đời sống thực tế. GDP điều chỉnh cả theo giá cả và số giờ làm việc đo lường hiệu quả kinh tế trên từng giờ lao động.

Xếp hạng mới của The Economist sử dụng ba thước đo để so sánh sự thịnh vượng toàn cầu. Giàu có không chỉ là vấn đề thu nhập. Giá cả, thời gian lao động và cấu trúc dân số cũng góp phần định hình mức sống thực tế. Một mức lương khiêm tốn có thể mang lại nhiều giá trị hơn ở nơi chi phí sinh hoạt thấp. Một số quốc gia tạo ra thu nhập cao dù làm việc ít giờ hơn – tức còn dư thời gian cho nghỉ ngơi. Vậy quốc gia nào mới thực sự “giàu”?

Để trả lời, The Economist đã xếp hạng 178 quốc gia theo ba thước đo: GDP bình quân đầu người theo tỷ giá thị trường, đơn giản, trực quan, nhưng không phản ánh sự khác biệt về giá cả. GDP điều chỉnh theo sức mua tương đương (PPP) cung cấp bức tranh sát hơn với đời sống thực tế. GDP điều chỉnh cả theo giá cả và số giờ làm việc đo lường hiệu quả kinh tế trên từng giờ lao động.

Ba ngôi đầu chính là Thụy Sĩ, Singapore và Na Uy. Tính theo USD danh nghĩa, Thụy Sĩ dẫn đầu với thu nhập trung bình hơn 100.000 USD/người/năm. Singapore (90.700 USD) và Na Uy (86.800 USD) theo sau. Tuy nhiên, Thụy Sĩ là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới, nên thu nhập thực tế bị bào mòn đáng kể.

Mỹ rớt top 3 khi sự giàu có của một quốc gia không chỉ đo bằng GDP thuần túy, nước nào đang dẫn đầu thế giới?
So sánh GDP bình quân đầu người theo 3 tiêu chí: Tỷ giá thị trường, sức mua tương đương và thời gian làm việc năm 2024

>> Siêu phẩm xe máy điện có khoang kín như ô tô, chạy 225km một lần sạc, thách thức cả Tesla

Khi điều chỉnh theo giá sinh hoạt, Singapore vươn lên vị trí số 1. Còn khi tính thêm yếu tố thời gian làm việc, Na Uy trở lại ngôi đầu, nhờ duy trì mức thu nhập cao dù thời gian làm việc ngắn. Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, lần lượt xếp thứ 4, 7 và 6 trong ba bảng xếp hạng. Anh đứng khiêm tốn hơn ở vị trí 19, 27 và 25.

Một số quốc gia như Ả Rập Xê Út hay Thổ Nhĩ Kỳ - nơi tỷ lệ phụ nữ đi làm còn thấp - có thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng lại xếp cao khi tính theo thu nhập trên mỗi giờ làm việc, do thu nhập tập trung ở một nhóm lao động nhỏ hơn. Các nước có dân số già (Ý) hay trẻ (Nigeria) cũng có sự dịch chuyển lớn trong xếp hạng do tỷ lệ người lao động so với dân số không đồng đều.

Kẻ thăng hạng ngoạn mục chính là Guyana. Guyana tăng trung bình 17 bậc trên cả ba bảng xếp hạng nhờ bùng nổ dầu mỏ, giúp thu nhập bình quân tăng hơn 40% so với năm ngoái. Mỹ cũng nhích nhẹ 1,6 bậc, dù một số chính sách thuế quan có thể làm suy giảm mức sống trong dài hạn.

Bảng xếp hạng không bao gồm Ireland (GDP bị bóp méo do chuyển giá thuế), Luxembourg (bị ảnh hưởng bởi lao động xuyên biên giới) và các lãnh thổ quá nhỏ như Bermuda. Đồng thời, chỉ số này không phản ánh bất bình đẳng thu nhập hay giá trị tài sản, và dữ liệu ở một số quốc gia có thể thiếu chính xác.

Không một thước đo nào có thể nắm bắt đầy đủ chất lượng cuộc sống. Nhưng kết hợp ba chỉ số, bảng xếp hạng năm 2025 mang lại cái nhìn toàn cảnh - về không chỉ mức thu nhập, mà còn cả hiệu quả lao động và sức mua thực sự mà người dân được hưởng.

>> Trung Quốc vượt xa Mỹ và châu Âu, dẫn đầu toàn cầu về mạng lưới trạm sạc nhanh xe điện

Một 'mỏ vàng' vừa mang về cho Việt Nam hơn 1 tỷ USD, được Mỹ - Trung Quốc đua nhau săn lùng: Nước ta dẫn đầu toàn cầu về sản lượng và xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản ách tắc vì thiếu giấy chứng nhận: Đại diện Bộ NN&MT nói gì?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/my-rot-top-3-khi-su-giau-co-cua-mot-quoc-gia-khong-chi-do-bang-gdp-thuan-tuy-nuoc-nao-dang-dan-dau-the-gioi-297234.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Mỹ rớt top 3 khi sự giàu có của một quốc gia không chỉ đo bằng GDP thuần túy, nước nào đang dẫn đầu thế giới?
    POWERED BY ONECMS & INTECH