Đơn hàng dồi dào, doanh nghiệp dệt may sáng cửa kinh doanh năm 2022

17-03-2022 11:34|Bình An

Hiện nay, các công ty dệt may lớn như May 10 (M10), Sợi Thế Kỷ (STK), Dệt May Thành Công (TCM) đều đã đủ đơn đặt hàng đến quý II/2022 và quý III/2022.

Trong báo cáo phân tích triển vọng ngành dệt may năm 2022, Chứng khoán VNDirect đánh giá tiềm năng đối với sự phục hồi của ngành này trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát cũng như cầu tiêu dùng trở lại tại thị trường Mỹ và EU.

Theo Liên đoàn Dệt may Châu Âu (Euratex), ngành dệt may EU tiếp tục chứng kiến sự phục hồi sau COVID-19.

Bên cạnh đó, ngày 23/12/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cấm nhập khẩu bông nguyên liệu được sản xuất tại Tân Cương (Trung Quốc).

VNDirect kỳ vọng các nhà sản xuất sợi bông của Việt Nam như Tâp đoàn Dệt May Việt Nam – Vinatex (VGT), CTCP Damsan (ADS) có thể giành được "miếng bánh" mà các nhà sản xuất Tân Cương để lại. 

Hiện nay, các công ty dệt may lớn như May 10 (M10), Sợi Thế Kỷ (STK), Dệt May Thành Công (TCM) đều đã đủ đơn đặt hàng đến quý II/2022 và quý III/2022.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nhu cầu dệt may thế giới trong năm 2022 sẽ quay trở lại mức 2019, đạt khoảng 740 tỷ USD. Theo đó, VNDirect cho rằng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm 2022 (43 tỷ USD).

Mắc dù vậy, các doanh nghiệp may mặc có thể sẽ gặp áp lực từ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao khi theo World Bank, giá bông dự kiến sẽ tăng 15% vào năm 2022 do vụ thu hoạch kém ở Mỹ và Ấn Độ.

Trong nước, các doanh nghiệp may mặc hiện sử dụng sợi bông cho quá trình sản xuất như May Sông Hồng (MSH), Đầu tư và Thương mại TNG (TNG), Dệt may Thành Công (TCM).

VNDirect kỳ vọng việc cho thuê bất động sản khu công nghiệp sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu chính của một số công ty dệt may trong năm 2022 khi một số đại diện như CTCP Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh – Gilimex (GIL), ADS, TCM, TNG hiện đã mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản và bất động sản khu công nghiệp.

Trên thị trường chứng khoán, giá các cổ phiếu dệt may hiện đã tăng 111% từ tháng 1/2021 đến tháng 2/2022 - cao hơn 77% so với VN-Index nhờ kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021. Có thể kể đến VGT (+ 153%); MSH (+ 126%); STK (+ 178%); TNG (+ 116%); và ADS (+ 291%).

Theo đó, nhà đầu tư nên có chọn lọc, tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành và có kế hoạch mở rộng công suất nhà máy trong 2022 - 2025.

VNDirect khuyến nghị với hai cổ phiếu STK và MSH do tiềm năng tăng trưởng từ các dự án Unitex và SH10.

Vietcombank (VCB): Kỳ vọng tăng trưởng cho vay bán lẻ sau tăng vốn?

Gần 50 triệu cổ phiếu VNDirect (VND) rời tay khối ngoại

Tin vui: HoSE kết nối giao dịch trở lại với Chứng khoán VNDirect

Bài thuộc chủ đề May mặc, thời trang
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/don-hang-doi-dao-doanh-nghiep-det-may-sang-cua-kinh-doanh-nam-2022-117824.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đơn hàng dồi dào, doanh nghiệp dệt may sáng cửa kinh doanh năm 2022
POWERED BY ONECMS & INTECH