Sống

Động đất làm rung chuyển trường đại học, báu vật hơn 500 năm tuổi, nặng 1,3 tấn bất ngờ lộ ra giữa sân trường

Hoàng Giang 23/10/2023 - 16:00

Một báu vật khổng lồ từ nền văn minh Aztec cổ đại đã xuất hiện sau trận động đất ở một trường đại học.

Theo Live Science, "báu vật" này được phát hiện sau trận động đất mạnh 7,6 độ richter tấn công thành phố Mexico. Trận động đất này đã làm hư hỏng khuân viên trường Luật tại Đại học Tự trị Quốc gia , để lộ hình con rắn bên dưới tòa nhà. Báu vật quý giá này chính là đầu của một con rắn đá khổng lồ, đã được các chuyên gia từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) tiến hành khám phá và nghiên cứu.

Khu vực xảy ra động đất thuộc địa phận của thủ đô Mexico, nơi từng được người Aztec thông trị, bởi vậy không khó hiểu khi nơi đây từng phát hiện nhiều di tích của nền văn hóa Aztec huyền thoại tại Trung Mỹ, nơi nổi tiếng với những công trình kiến trúc và tác phẩm điêu khắc đặc sắc.

Chiếc đầu rắn nặng 1,3 tấn do người Aztec chế tác - Ảnh: INAH

Chiếc đầu rắn nặng 1,3 tấn do người Aztec chế tác - Ảnh: INAH

Ở khu vực này, dân tộc Aztec đã xây dựng nhiều kiến trúc tôn giáo như các ngôi đền, các kim tự tháp nhằm thể hiện lòng tôn kính đối với các vị thần của họ, trong số đó là Quetzalcoatl, vị thần thường được miêu tả bằng hình ảnh của một con rắn. Tuy vậy, các chuyên gia khảo cổ học vẫn chưa thể khẳng định phần đầu rắn khổng lồ này có phải là vị thần Quetzalcoatl hay không.

Theo INAH, đầu rắn có chiều dài đến 1,8 m, rộng 0,85 m và cao 1 m, trọng lượng khoảng 1,3 tấn và được sơn nhiều màu sắc.

Các màu sơn từ thời xa xưa như đỏ, xanh, đen và trắng vẫn còn tồn tại sau hơn nửa 500 năm chìm dưới lòng đất. Khoảng 80% bề mặt vẫn giữ được màu sắc ban đầu.

Các sắc tố cổ đại vẫn được bảo quản khá tốt trên báu vật Aztec - Ảnh: INAH

Các sắc tố cổ đại vẫn được bảo quản khá tốt trên báu vật Aztec - Ảnh: INAH

Để bảo tồn tác phẩm quý hiếm này, đội ngũ khảo cổ của INAH đã sử dụng cần cẩu để di chuyển tác phẩm ra khỏi mặt đất và xây dựng 1 buồng đặc biệt giúp giảm độ ẩm, tránh ảnh hưởng tới màu sắc của nó.

Nhà khảo cổ học Erika Robles Cortés từ INAH cho biết việc màu sắc được bảo tồn đặc biệt quan trọng trong phát hiện này vì nó có thể giúp giải đáp cách thức người cổ đại bảo quản màu sắc cho các tác phẩm lớn cần có khả năng chống lại điều kiện thời tiết.

PGS. Bertrand Lobjois tại Đại học Monterrey ở Mexico tuy không tham gia trực tiếp vào công cuộc khai quật nhưng cũng không khỏi bất ngờ trước sự bền bỉ của màu sắc và kích thước của đầu rắn. Ông chia sẻ: “Lần đầu tiên nhìn thấy chiếc đầu rắn này, tôi đã bị choáng ngợp bởi kích thước của nó”.

Empty

PGS. Lobjois cũng đánh giá cao cách người Aztec xưa tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có độ bền màu cao như vậy. Báu vật Aztec đã mở ra một cái nhìn mới mẻ cho các nhà khảo cổ học về nghệ thuật thời kỳ tiền Tây Ban Nha.

Công cuộc khai quật các cổ vật ở đây vẫn đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục đến năm sau.

Lão nông đào đất phát hiện 40 cân vàng có niên đại hàng nghìn năm, thứ quý giá nhất của “kho báu” khiến nhiều người sửng sốt

Công nhân phát hiện được hơn 200 báu vật khi đang đào đất, chuyên gia ước tính giá trị 33.000 tỷ đồng

Chiêm ngưỡng 18 ‘báu vật’ trăm năm tuổi trong ngôi chùa cổ ở Cần Thơ

Ngôi chùa rộng 5ha tráng lệ có kiến trúc độc đáo nhất Tây Nam Bộ, đang là nơi cất chứa báu vật vô giá hơn 100 năm tuổi

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dong-dat-lam-rung-chuyen-truong-dai-hoc-bau-vat-hon-500-nam-tuoi-nang-13-tan-bat-ngo-lo-ra-giua-san-truong-d110242.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Động đất làm rung chuyển trường đại học, báu vật hơn 500 năm tuổi, nặng 1,3 tấn bất ngờ lộ ra giữa sân trường
POWERED BY ONECMS & INTECH