Lão nông đào đất phát hiện 40 cân vàng có niên đại hàng nghìn năm, thứ quý giá nhất của “kho báu” khiến nhiều người sửng sốt
Kho báu” 40 kg vàng cổ nhưng lại không quý giá bằng vật bị “bỏ xó” góc bếp.
Năm 1982, tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, người nông dân Vạn Y Tài cùng hai em trai vô tình đào được một kho tàng khi họ đang làm sạch kênh mương bên cạnh cánh đồng. Họ tìm thấy 40kg vàng và trên các thỏi vàng có những ký tự lạ, dường như là những cổ vật quý giá về mặt lịch sử. Sau nhiều cân nhắc về việc bán đi hay giao nộp, ba anh em họ Vạn đã quyết định giao lại số vàng này cho chính quyền địa phương.
Quả thật, số vàng này thực sự là một bấu vật lịch sử. Các dòng chữ được khắc trên các thỏi vàng là biểu tượng của thời Chiến Quốc (476-221 TCN) của lịch sử Trung Quốc. Những thỏi vàng này không chỉ sáng bóng và có độ tinh khiết cao mà còn giữ được hình dạng nguyên sơ, gần như không bị tổn thương theo năm tháng. Chuyên gia xác nhận về giá trị lịch sử của những thỏi vàng đã làm nhiều người ngỡ ngàng vì ít ai ngờ rằng chúng có từ thời xa xưa đến vậy.
Khi giao nộp vàng, một nhà nghiên cứu đã hỏi ông Vạn về cách họ tìm ra chúng và có vật gì chứa những thỏi vàng này không. Ông Vạn kể rằng vàng được phát hiện trong một bình đồng có nhiều hoa văn và bề ngoài đã bị gỉ. Khi nghe tới điều này, nhà nghiên cứu vội vã hỏi ông Vạn bình đó đang ở nơi nào. Các anh em trong gia đình Vạn đều nghĩ chiếc bình đó không có giá trị nên cất trong bếp để về sau nung làm ổ khóa.
Nhà nghiên cứu khẳng định bình đồng chứa vàng không chỉ là một vật dụng thông thường và giá trị của nó có thể cao hơn cả số vàng. Do đó, đội nghiên cứu ngay lập tức đến nhà ông Vạn, nghiên cứu kỹ lưỡng từng họa tiết trên bình. Một số trong họ không giấu được sự hứng thú và kích thích khi thốt lên rằng "Đây chính là một báu vật quốc gia!".
Quả nhiên, chiếc bình hoen gỉ này chính là một bình chứa rượu từ thời kỳ Chiến Quốc. Trước đó, một bình giống như vậy đã được phát hiện và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Đại học Pennsylvania ở Mỹ. Sự đặc biệt của chiếc bình này không chỉ nằm ở niên đại mà còn ở sự hiếm có và ý nghĩa nghiên cứu. Do đó, việc tìm thấy cổ vật này tại Trung Quốc khiến các nhà khảo cổ rất vui mừng.
Mặc dù chiếc bình có phần bị oxi hóa nhưng nó vẫn giữ được hình thái khá nguyên vẹn. Chiếc bình cao 24cm, bề mặt còn được khảm thêm vàng bạc, khắc chi tiết là những con rồng và hoa đào xen kẽ với kỹ thuật tinh xảo. Đáy bình có khắc những chữ cái liên quan đến một sự kiện từ thời kỳ Chiến Quốc cho thấy giá trị văn hóa và nghệ thuật của nó. Anh em họ Vạn sau đó mới nhận ra rằng so với vàng, chiếc bình này mới chính là báu vật thực sự.
Để khen ngợi việc anh em họ Vạn tự nguyện trả lại bảo vật, họ đã được chính quyền trao tặng một khoản tiền lớn và được ca ngợi trên các phương tiện truyền thông. Nếu họ không thông báo cho chính quyền về phát hiện, cổ vật này có thể sẽ bị dân làng chia sẻ và bán đi mà không hề biết đến giá trị thực sự của nó.
Dù bị dân làng "lời ra tiếng vào" suốt nhiều năm nhưng Vạn Y Tài vẫn không bao giờ hối hận vì đã nộp các cổ vật này cho chính quyền. Ông tin rằng việc mình làm là có lợi cho nước và cho tất cả mọi người. Hiện chiếc bình cùng số vàng Vạn Y Tài và các em tìm được đang được trưng bày ở Bảo tàng Nam Kinh (Trung Quốc).