Động thái các ngân hàng trung ương tiếp tục là tâm điểm chú ý trong tháng 11 tới

30-10-2022 18:06|Vàng Chan

Trọng tâm chú ý vẫn là động thái của các ngân hàng trung ương trong thời kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trọng tâm chú ý vẫn là động thái của các ngân hàng trung ương, khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75 điểm phần trăm lên 2%. Đây là lần tăng lãi suất thứ ba liên tiếp và là lần tăng lớn thứ hai trong lịch sử của ngân hàng này.

Đồng thời, ngân hàng báo hiệu rằng họ muốn bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán cồng kềnh, thực hiện một bước quan trọng khác. Sự lo lắng rằng tốc độ tăng giá nhanh chóng ngày càng trở nên rõ nét, ECB đang tăng chi phí đi vay với tốc độ nhanh  kỷ lục.

Ngân hàng trung ương của 19 quốc gia sử dụng đồng euro đã tăng lãi suất tiền gửi 75 điểm cơ bản, theo đó, lãi suất tiền gửi lên 1,5% và lãi suất tái cấp vốn lên 2%.  Cho đến tháng 7, lãi suất của ECB đã ở mức âm trong 8 năm.

Bên cạnh đó, ECB cũng cắt giảm một khoản trợ cấp quan trọng cho các ngân hàng nhưng không đưa ra gợi ý về kế hoạch bắt đầu cắt giảm lượng trái phiếu nắm giữ sau khi tích trữ hàng nghìn tỷ euro nợ do các chính phủ khu vực đồng euro phát hành kể từ năm 2015.

Các biện pháp của ECB được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tiếp tục tăng trong tháng Chín lên mức cao kỷ lục. So với cùng kỳ tháng 9/2021, giá tiêu dùng tăng 9,9%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng năm 1999. Dự kiến, ECB có thể tiếp tục tiếp tục xem xét tăng lãi suất trong tháng 12 tới để ứng phó với mức lạm phát cao hiện nay.

Các nhà kinh tế cho rằng việc tăng lãi suất cao hơn là cần thiết để chống lạm phát hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có những lo ngại rằng nền kinh tế vốn đang bị tắc nghẽn nguồn cung và hậu quả của cuộc chiến tranh Ukraine đối với thị trường năng lượng có thể bị chững lại.

ecb-1-.jpg

Trọng tâm chú ý trong tuần đầu tiên của tháng 11/2022 tiếp tục là động thái của các ngân hàng trung ương như: Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), Fed và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ lần lượt đưa ra quyết định lãi suất vào các ngày từ 1 – 3/11.

Thị trường dự kiến Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Ngược lại, BoE vào thứ Năm có khả năng sẽ giữ vững lập trường thận trọng trong khi quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản. RBS thậm chí nhiều khả năng đưa ra mức tăng chỉ 25 điểm.

Ngoài quyết định lãi suất của các ngân hàng trung ương, thị trường cùng sẽ dõi theo các số liệu kinh tế vĩ mô Mỹ, gồm chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 10 cho lĩnh vực chế tạo và dịch vụ.

Vào thứ Sáu (4/11), Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 10, dự kiến cho thấy nền kinh tế đã bổ sung 200.000 vị trí việc làm mới và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ mức 3,5% hiện tại lên 3,6%.

Các báo cáo về thị trường lao động từ New Zealand, Đức và Canada cũng sẽ được công bố trong tuần tới.

Ngoài ra, như dự báo của giới quan sát, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn giữ nguyên mục tiêu lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và tái khẳng định cam kết giữ lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm gần mức 0%.

Ngoài ra, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda tuyên bố rằng, ngân hàng trung ương này không có kế hoạch tăng lãi suất hoặc tìm cách rút lại chính sách hiện tại bất kỳ lúc nào. Chính điều này đã kích hoạt sự đảo chiều của đồng yen trên diện rộng. Hiện một số nhà quan sát nhận định đồng yen có thể rơi xuống ngưỡng 150 yen đổi 1 USD trong thời gian tới.

anh-chup-man-hinh-2022-10-30-luc-12.26.41.png

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng có động thái điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc nâng loạt lãi suất điều hành kể từ ngày 25/10.

Để tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, NHNN đã quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 25/10/2022.

Trong thời gian tới, NHNN cho biết, sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, công cụ CSTT, sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các TCTD; qua đó góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Một nhà băng công bố lãi suất tiền gửi lên đến 10,5%/năm, "đánh bay" vị thế SCB

ECB không cam kết với lộ trình lãi suất cố định - Điều này có ý nghĩa gì với nền kinh tế Châu Âu?

Vàng nhẫn thiết lập đỉnh lịch sử, bám sát giá vàng miếng

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dong-thai-cac-ngan-hang-trung-uong-tiep-tuc-la-tam-diem-chu-y-trong-thang-11-toi-155868.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Động thái các ngân hàng trung ương tiếp tục là tâm điểm chú ý trong tháng 11 tới
    POWERED BY ONECMS & INTECH