Được đền bù 30.000 tỷ nhưng chủ nhà vẫn nhất quyết không di dời nhà

22-05-2024 16:20|Hoàng Giang

Đây không phải là một ngôi nhà bình thường mà là tài sản lịch sử vô giá về một thời kỳ đã qua của Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, có một thuật ngữ dùng để chỉ những hộ gia đình kiên quyết không chịu di dời, đó là "gia đình đinh" (ám chỉ việc cắm rễ mãi không chịu đi). Những gia đình này thường gây nhiều khó khăn cho các chủ đầu tư bất động sản.

Năm 2012, một câu chuyện đã thu hút sự chú ý lớn từ dư luận Trung Quốc về một gia đình ở tỉnh Hà Nam. Gia đình này được đề nghị bồi thường hơn 8,8 tỷ NDT (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng) cho ngôi nhà của họ nhưng vẫn không chịu chấp nhận phá dỡ. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Gia đình này được đề nghị bồi thường hơn 8,8 tỷ NDT (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng) cho ngôi nhà của họ nhưng vẫn không chịu chấp nhận phá dỡ (Ảnh: Sina)

Gia đình này được đề nghị bồi thường hơn 8,8 tỷ NDT (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng) cho ngôi nhà của họ nhưng vẫn không chịu chấp nhận phá dỡ (Ảnh: Sina)

Thôn Đông Sử Mã, thuộc thành phố Trịnh Châu, Hà Nam, khi ấy đang triển khai một dự án cải tạo do một chủ đầu tư thực hiện, trong đó có ngôi nhà của gia đình ông Nhậm.

Dù đã đưa ra mức bồi thường lên đến 8,8 tỷ NDT, chủ đầu tư vẫn không thể thuyết phục ông Nhậm chấp nhận phá dỡ ngôi nhà. Ông Nhậm lý giải rằng ngôi nhà này do tổ tiên ông để lại, có giá trị lớn về mặt tinh thần, vì vậy ông không thể để ngôi nhà bị phá bỏ.

Chủ đầu tư bất lực và không tin vào lời nói của ông Nhậm, đành phải mời các chuyên gia văn hóa tới để đánh giá. Kết quả là các chuyên gia cũng ngăn cản việc phá nhà bởi đây là ngôi nhà tứ hợp viện vô giá.

Kết quả là các chuyên gia cũng ngăn cản việc phá nhà bởi đây là ngôi nhà tứ hợp viện vô giá (Ảnh: Sohu)

Kết quả là các chuyên gia cũng ngăn cản việc phá nhà bởi đây là ngôi nhà tứ hợp viện vô giá (Ảnh: Sohu)

Sau khi hỏi về tổ tiên của ông Nhậm và theo những nghiên cứu, các chuyên gia cũng biết rằng ngôi nhà này thuộc về tổ tiên ông, Nhậm Nhị Công (Nhậm Đức Hinh), từng là quan Bố Chính Sứ với cấp bậc Nhị phẩm trong thời Hoàng đế Đạo Quang (1820-1850) triều Thanh.

Ngôi nhà vốn là phủ của vị quan nhà Thanh. Trước cổng vào phủ có một bức hoành phi ghi "phụ dực quốc chính" (giúp đỡ việc quốc gia đại sự, một tước hiệu chỉ được hoàng đế ban cho người có công với nước), cho thấy vị trí quan trọng của chủ nhân trong triều đình.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia và thông tin từ ông Nhậm, ngôi nhà này là phủ quan triều Thanh (Ảnh: Sohu)

Theo nghiên cứu của các chuyên gia và thông tin từ ông Nhậm, ngôi nhà này là phủ quan triều Thanh (Ảnh: Sohu)

Ngôi nhà mang kiến trúc cổ điển đặc trưng của phủ quan thời nhà Thanh, với thiết kế tứ hợp viện (bốn dãy nhà xung quanh một sân). Ban đầu, toàn bộ phủ gồm 7 dãy nhà, nhưng ngày nay chỉ còn giữ lại được 2 dãy với diện tích khoảng 3 mẫu.

Ngôi nhà được xây dựng bằng gạch xám thời Thanh, các hoa văn trang trí trên mái nhà và những chi tiết chạm trổ đẹp mắt (Ảnh: Sohu)

Ngôi nhà được xây dựng bằng gạch xám thời Thanh, các hoa văn trang trí trên mái nhà và những chi tiết chạm trổ đẹp mắt (Ảnh: Sohu)

Ngôi nhà được xây dựng bằng gạch xám thời Thanh, các hoa văn trang trí trên mái nhà và những chi tiết chạm trổ trên gỗ như tiên hạc vân hải, song lộc thực thảo, kỳ lân tống tử... vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Ngôi nhà vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn (Ảnh: Sohu)

Ngôi nhà vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn (Ảnh: Sohu)

Bên trong căn nhà, hầu như ở mọi nơi đều có thể thấy các loại đồ cổ truyền lại như sứ Thanh Hoa, bộ ấm chén bằng đồng đỏ, quan phục triều Thanh, nghiên mực... tất cả đều hiện lên với vẻ cổ kính và sống động.

Bên trong căn nhà, hầu như ở mọi nơi đều có thể thấy các loại đồ cổ truyền lại (Ảnh: Sohu)

Bên trong căn nhà, hầu như ở mọi nơi đều có thể thấy các loại đồ cổ truyền lại (Ảnh: Sohu)

Năm 2017, căn nhà của ông Nhậm được Cục Văn hóa tỉnh Hà Nam cấp phép trở thành một bảo tàng tư nhân, mang tên Bảo tàng Trịnh Châu Thiên Tường, mở cửa miễn phí cho người dân đến tham quan.

Năm 2017, căn nhà của ông Nhậm được Cục Văn hóa tỉnh Hà Nam cấp phép trở thành một bảo tàng tư nhân, mang tên Bảo tàng Trịnh Châu Thiên Tường (Ảnh: Sohu)

Năm 2017, căn nhà của ông Nhậm được Cục Văn hóa tỉnh Hà Nam cấp phép trở thành một bảo tàng tư nhân, mang tên Bảo tàng Trịnh Châu Thiên Tường (Ảnh: Sohu)

Nơi đây đã trở thành niềm tự hào không chỉ của gia đình ông Nhậm mà còn của cả tỉnh Hà Nam, là tài sản lịch sử vô giá về một thời kỳ đã qua của Trung Quốc.

Nguồn: Sohu

>> Ngôi làng hoang vắng là ‘cấm địa’ 700 năm không ai dám bén bảng, chuyên gia mạo hiểm khám phá thì phát hiện cảnh tượng gây sốc: Báu vật 5.000 năm tuổi lộ diện

Phong tỏa toàn khu vực vì phát hiện giếng khí công nghiệp bằng đá núi lửa đầu tiên: Ngọn lửa cao đến 8m bốc cháy ngùn ngụt, ‘kho báu’ lộ ra nhờ công nghệ cao

Bất ngờ phát hiện báu vật 1.200 tuổi khi dò tìm đồ thất lạc sau vườn nhà

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/duoc-den-bu-30000-ty-nhung-chu-nha-van-nhat-quyet-khong-di-doi-nha-d123320.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Được đền bù 30.000 tỷ nhưng chủ nhà vẫn nhất quyết không di dời nhà
    POWERED BY ONECMS & INTECH