EVN có trăm nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng, vẫn lỗ ròng tỷ đô năm 2022

11-07-2023 17:30|Hồ Nga

EVN vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán, ghi nhận số lỗ 20.700 tỷ đồng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam. Vấn đề quanh kết qủa kinh doanh năm 2022 của EVN đã được nhắc đến từ lâu khi trước đó báo cáo cho thấy công ty mẹ lỗ lớn đến hơn 26.000 tỷ đồng. EVN cũng đã có rất nhiều giải trình liên quan đến khoản lỗ này.

EVN lỗ hợp nhất 20.700 tỷ đồng

Hiện tại EVN đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022. Dấu ấn đầu tiên là việc kiểm toán đưa ý kiến ngoại trừ. Cơ sở đưa ra ý kiến ngoại trừ là việc BCTC hợp nhất của công ty con - CTCP Tư vấn Xây dựng điện 1 (PECC1) được hợp nhất vào BCTC của EVN, tuy vậy kiểm toán không thu thập được số liệu BCTC hợp nhất kiểm toán đến 31/12/2021 của PECC1, dẫn tới những số liệu liên quan bị ảnh hưởng. Kiểm toán không thể xác định có cần thiết phải điều chỉnh số liệu đó hay không.

Đối với kết quả kinh doanh hợp nhất, doanh thu thuần cả năm đạt 463.000 tỷ đồng, tăng 8,65% so với doanh thu 426.147 tỷ đồng đạt được năm 2021. Trong cơ cấu doanh thu của EVN, doanh thu bán điện chiếm đến gần 98,6%, lên 456.445 tỷ đồng. Còn lại là doanh thu các mảng hoạt động khác.

Tuy vậy do chi phí vốn tăng cao, tỷ lệ tăng chi phí vốn đến 16,6% so với cùng kỳ, nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 10.580 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ. Chi phí giá vốn của công ty chủ yếu cấu thành từ giá mua điện.

Doanh thu tài chính đạt 7.382 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 7.660 tỷ đồng chủ yếu do giảm lãi chênh lệch tỷ giá. Chi phí tài chính 18.192 tỷ đồng, tăng 23,9% tương ứng tăng hơn 3.500 tỷ đồng so với cùng kỳ cũng chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá.

EVN lỗ 20.700 tỷ đồng - góc nhìn từ khoản đi vay các đơn vị thành viên 267.000 tỷ đồng

Điểm sáng là các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lãi 1.268 tỷ đồng, tăng 72,5% tương ứng tăng 533 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Những nhân tố chính trên khiến EVN lỗ thuần hơn 19.500 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh, trong khi năm 2021 vẫn lãi thuần 17.835 tỷ đồng.

Kết quả, năm 2022 EVN lỗ sau thuế 20.747 tỷ đồng, trong khi năm 2021 vẫn ghi lãi lớn 14.725 tỷ đồng. Lỗ ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ 22.256 tỷ đồng, tương ứng 1 tỷ USD.

EVN có 100.000 tỷ đồng gửi ngân hàng, hơn cả 3 ông lớn ACV, HPG và GAS cộng lại

Về tình hình tài chính, tiền và tương đương tiền đến hết năm 2022 còn 38.640 tỷ đồng (giảm gần 1.100 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm), trong đó tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng tại ngân hàng đạt 31.130 tỷ đồng và hơn 7.500 tỷ đồng tiền tại quỹ. Ngoài ra EVN còn khoản tiền gửi dài hạn gần 62.900 tỷ đồng, giảm hơn 29.900 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng tiền đi gửi ngân hàng các kỳ hạn và tiền tại quỹ hơn 101.540 tỷ đồng. Tỷ trọng tiền gửi dài hạn trên tổng tiền gửi của EVN chỉ chiếm gần 62%, còn lại tiền và tương đương tiền chiếm đến 38%?

Nếu mang đi so sánh với các ông lớn giàu tiền trên sàn như Hòa Phát (24.500 tỷ đồng), như PV Gas (gần 34.300 tỷ đồng), như Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV - khoảng 33.000 tỷ đồng)... thì lượng tiền đi gửi ngân hàng của EVN đang lớn hơn cả 3 ông lớn này cộng lại.

Tổng tài sản EVN đến 31/12/2022 đạt 666.165 tỷ đồng, giảm 39.237 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, tương ứng giảm 5,6% so với đầu kỳ.

Trong khi tiền nhiều đi gửi ngân hàng, thì EVN cũng là chủ nợ lớn. Tổng nợ phải trả 440.814 tỷ đồng, giảm được gần 16.700 tỷ đồng so với đầu kỳ. Trong số đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 47.587 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn 276.678 tỷ đồng. Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn 324.274 tỷ đồng. Tổng nợ tài chính ngắn và dài hạn chiếm 73,6% tổng nợ phải trả, trong đó nợ vay dài hạn chiếm trên 85% tổng nợ tài chính.

Vì sao EVN lại mang nhiều tiền như thế đi gửi ngân hàng, trong khi lại đi vay nợ các công ty con? Vì sao trong cơ cấu tiền gửi của EVN, tiền gửi ngắn hạn chiếm đến 38% tổng tiền của Tập đoàn?

Trước đó Kiểm toán Nhà nước công bố báo cáo kiểm toán năm 2022, cho kỳ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 của một số doanh nghiệp, Tập đoàn, trong đó ghi nhận một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tiền, định mức tồn quỹ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, quản lý dòng tiền chưa hiệu quả; quản lý nợ chưa chặt chẽ.

Đối với EVN, kiểm toán Nhà nước cho rằng Tập đoàn chưa có quy định về hạn mức số dư tiền gửi nhằm linh hoạt chuyển tiền gửi không kỳ hạn thành tiền gửi có kỳ hạn (Công ty mẹ); việc cân đối dòng tiền năm và hàng tháng tại một số đơn vị chưa cân đối giữa nguồn tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, trong đó: Một số thời gian còn duy trì một lượng tiền gửi không kỳ hạn, ít giao dịch nhưng chưa cân đối để gửi có kỳ hạn (Công ty mẹ - EVN, TCT Điện lực TPHCM, TCT Điện lực miền Nam); hoặc một số hợp đồng tiền gửi với kỳ hạn ngắn hơn thời gian ổn định của số dư tiền gửi trong năm (TCT Phát điện 3 - CTCP, Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa thuộc TCT Phát điện 3 - CTCP).

EVN "phải trả người bán" hơn 79.100 tỷ đồng

Một trong những tiêu chí trên báo cáo tài chính năm 2022 của EVN đang được nhiều bên nhắc tới hiện nay là khoản “phải trả người bán ngắn hạn” hơn 79.143 tỷ đồng, tăng hơn 16.400 tỷ đồng so với đầu năm.

EVN lỗ 20.700 tỷ đồng - góc nhìn từ khoản đi vay các đơn vị thành viên 267.000 tỷ đồng

Trước đó tại buổi làm việc giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty điện lực Dầu khí Việt Nam PV Power (POW), Ban lãnh đạo đã cập nhật tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm trong đó nhắc đến việc PV Power đang gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ từ Tập đoàn điện lực Việt Nam. PV Power cho biết số nợ tồn đọng đã xấp xỉ 13.000 tỷ đồng.

Ngoài khoản phải trả người bán, EVN còn khoản vay tài chính, trong đó phần lớn là vay từ các đơn vị thành viên. Trong số đó có những khoản vay hàng chục nghìn tỷ đồng. Ví dụ khoản vay của Tổng công ty điện lực miền Bắc hơn 36.400 tỷ đồng; vay Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia gần 38.900 tỷ đồng; vay Tổng Công ty phát điện 2 – CTCP hơn 10.900 tỷ đồng…

EVN lỗ 20.700 tỷ đồng - góc nhìn từ khoản đi vay các đơn vị thành viên 267.000 tỷ đồng

Trước đó giải trình về việc năm 2022 thua lỗ gửi các đại biểu quốc hội hồi tháng 5/2023, EVN cho rằng Tập đoàn đang phải mua điện với giá cao là nguyên nhân chính dẫn tới việc thua lỗ hiện nay.

Nợ PV Power (POW) gần 13.000 tỷ đồng, EVN lấy tiền đâu để trả?

Bảo đảm cung ứng than để huy huy động nhiệt điện ở mức cao trong năm 2025

Cảnh báo số điện thoại 0819343248 lừa đảo chuyển tiền đến số tài khoản 0799778003 tại Eximbank

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/evn-lo-20700-ty-dong-goc-nhin-tu-khoan-di-vay-cac-don-vi-thanh-vien-267000-ty-dong-191739.html
Bài liên quan
  • Cảnh báo ‘bẫy’ tiền điện
    Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cảnh báo đang có tình trạng một số đối tượng sử dụng văn bản giả mạo thương hiệu, con dấu của tập đoàn với mục đích lừa đảo. EVN khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, không để kẻ gian lợi dụng.
  • EVN: 10 tháng hoàn thành, đóng điện và đưa vào vận hành 102 công trình lưới điện
    Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 10 tháng năm 2024, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 258,7 tỷ kWh, tăng 10,6% so cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, EVN đã và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 102 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV.
  • Rốt ráo chuẩn bị nhập khẩu điện từ Lào
    Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với địa phương khẩn trương xử lý những vấn đề về giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh  thi công dự án lưới điện phục vụ nhập khẩu điện từ Lào, đảm bảo hoàn thành toàn bộ  dự án trong tháng 11 này.
  • Đề xuất thí điểm giá điện 2 thành phần từ 1/1/2025
    Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất áp dụng thí điểm giá điện hai thành phần với phương án lý tưởng được triển khai cho toàn bộ khách hàng từ 1/1/2025.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    EVN có trăm nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng, vẫn lỗ ròng tỷ đô năm 2022
    POWERED BY ONECMS & INTECH