Năm 2023, lợi nhuận của Ngân hàng và hầu hết các ngành có tỷ trọng vốn hóa lớn như Bất động sản, Thép, Hóa chất sẽ tăng trưởng chậm lại, song, những nhóm ngành mang tính phòng thủ và quy mô vốn hóa nhỏ có thể bứt phá.
Tại báo cáo nhận định tăng trưởng lợi nhuận của các nhóm ngành trong năm 2023, FiinGroup dự báo đà tăng có thể chững lại ở nhóm Ngân hàng và hầu hết các ngành có tỷ trọng vốn hóa lớn như Bất động sản, Tài nguyên cơ bản (Thép), Hóa chất vì (i) chi phí vốn tăng cao, (ii) cầu tiêu dùng trong nước và thế giới suy giảm do môi trường lãi suất cao, và (ii) nghẽn “dòng tiền” trong nền kinh tế.
Ngược lại, tăng trưởng được dự báo duy trì ở những nhóm ngành mang tính phòng thủ và quy mô vốn hóa nhỏ như Điện, Nước, Dược phẩm, Công nghệ thông tin.
Nguồn: FiinGroup |
Theo FiinGroup, điểm sáng về tăng trưởng 2023 sẽ là Dược phẩm, Điện (nhiệt điện), Nước, Công nghệ thông tin. Đây là các ngành mà hoạt động kinh doanh ít chịu ảnh hưởng bởi môi trường lãi suất cao.
Theo đó, với nhóm điện, hiện tượng thời tiết La Nina dự kiến kéo dài đến hết tháng 2/2023 là điểm cộng lớn cho triển vọng lợi nhuận nhóm Nhiệt điện (bao gồm Điện khí và Điện than) và là điểm trừ cho nhóm Thủy điện.
Ngoài ra, giá điện trên thị trường cạnh tranh dự kiến duy trì ở mức cao do chi phí đầu vào tăng lên và không còn phải cạnh tranh với nguồn thủy điện có giá chào bán thấp khi chu kỳ La Nina kết thúc. QTP, HND và NT2 là các doanh nghiệp nhiệt điện được kỳ vọng sẽ có triển vọng lợi nhuận tích cực trong năm 2023.
Với nhóm Dược phẩm, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế chưa thật sự đột phá trong quý 3 (+33,9%) chủ yếu do hoạt động đấu thầu mua sắm thuốc và vật tư ở các bệnh viện công gặp khó. Kỳ vọng doanh thu từ kênh bệnh viện hồi phục mạnh được xem là động lực tăng trưởng cho ngành trong năm 2023, đặc biệt là các doanh nghiệp như IMP, DTP, PBC, DHT.
Công trình triển lãm Top 10 thế giới của Vingroup đã tiêu thụ 10.000 tấn thép Hòa Phát
Hòa Phát (HPG) cung cấp 10.000 tấn ống thép cho 'siêu dự án' lớn nhất Đông Nam Á của Vingroup