FLC lỗ 1.100 tỷ sau nửa đầu năm, trích lập 134,5 tỷ đồng giảm giá cổ phiếu AMD, HAI, KLF

30-07-2022 10:09|Vân Vân

Sau trừ các khoản thuế, phí, FLC báo lỗ sau thuế thuế quý II/2022 640 tỷ đồng - tăng 37% so với quý trước đó.

CTCP Tập đoàn FLC (Mã FLC - HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II và bán niên 2022 với doanh thu thuần ghi nhận 623 tỷ đồng - giảm 63% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm gần 43% so với quý trước đó.

Trong kỳ, biên lợi nhuận gộp mảng bán hàng và cung cấp dịch vụ cải thiện đáng kể so với quý I và cùng kỳ năm 2021 (đạt 16,7%) - chủ yếu do giá vốn bán hàng giảm đáng kể.

Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính lại bốc hơi mạnh 90% so với cùng kỳ còn 65 tỷ đồng. Với việc ghi nhận khoản lỗ 317 tỷ đồng từ các công ty liên doanh liên kết và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên 295 tỷ đồng dẫn đến lợi nhuận sau thuế hợp nhất -640 tỷ đồng - tăng 37% so với quý trước đó.

Lũy kế nửa đầu năm, Tập đoàn ghi nhận tổng doanh thu đạt 1.708 tỷ đồng - giảm 60% so với mức 4.238 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021; lỗ ròng hơn 1.100 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 63 tỷ. EPS đến cuối quý II -1.563 đồng.

chart-1-.png
Kết quả kinh doanh của Tập đoàn FLC từ quý IV/2020

Giải trình về vấn đề này, FLC cho biết, doanh thu hoạt động tài chính giảm do công ty đang trong quá trình cơ cấu lại các mảng kinh doanh và thay đổi nhân sự lãnh đạo chủ chốt. Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng do hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng đang mùa cao điểm.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của khoản tăng lỗ 311,6 tỷ từ mảng đầu tư hàng không đã khiến lợi nhuận sau thuế đảo chiều từ lãi thành lỗ như đã ghi nhận.

Đến cuối tháng 6/2022, vay và nợ thuê tài chính của FLC bao gồm cả dài hạn và ngắn hạn là 5.126 tỷ  đồng trong đó vay ngắn hạn tăng 642 tỷ nhưng vay dài hạn lại giảm đến hơn 1.700 tỷ đồng. Việc cơ cấu nợ vay hiệu quả giúp các khoản vay và nợ thuê tài chính của FLC giảm mạnh trên 1.000 tỷ so với thời điểm đầu năm và giảm trên 2.180 tỷ so với mức 7.310 tỷ đồng cuối quý I/2022.

Về lưu chuyển dòng tiền, tính đến ngày 30/6/2022, FLC bất ngờ ghi nhận khoản dự phòng tăng đột biến lên mức 745 tỷ đồng. Lưu chuyển dòng tiền hoạt động đầu tư và tài chính ghi nhận mức -2.000 tỷ và -1.078 tỷ đồng.

Trích lập dự phòng lớn cho các cổ phiếu nhà: Ghi nhận tại khoản mục chứng khoán kinh doanh, so với thời điểm đầu năm, giá gốc đầu tư cổ phiếu tại 3 mã AMD, HAI và KLF đã giảm 90 tỷ đồng về mức 174 tỷ. Tuy nhiên, khoản trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán lại tăng mạnh lên mức 134,5 tỷ đồng (đầu năm chỉ là 73,6 tỷ) do trong quý II/2022, các cổ phiếu trên đều bay màu và rơi về vùng giá "trà đá".

FLC tiếp tục khất trả nợ gốc và lãi lô trái phiếu hơn 1.000 tỷ đồng

Hàng loạt dự án bất động sản gặp khó, Bình Định sẽ ‘giải cứu’ bằng cách nào?

685 nhà đầu tư tố cáo ông Trịnh Văn Quyết, người mua AMD, ART, HAI, GAB, FLC sẽ không được bồi thường

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/flc-bao-lo-640-ty-dong-trong-quy-ii-ban-nien-lo-hon-1100-ty-142367.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
FLC lỗ 1.100 tỷ sau nửa đầu năm, trích lập 134,5 tỷ đồng giảm giá cổ phiếu AMD, HAI, KLF
POWERED BY ONECMS & INTECH