FLC muốn giãn trả nợ trái phiếu và hoán đổi bằng bất động sản

08-03-2023 15:24|Thu Trang

Lãnh đạo Tập đoàn FLC cho biết, dư nợ trái phiếu hiện tại của công ty có thể coi là một trong những doanh nghiệp thấp nhất trên thị trường.

Sáng ngày 4/3/2023, CTCP Tập đoàn FLC (Mã FLC - UPCoM) đã tổ chức thành công ĐHCĐ bất thường năm 2023 và thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng. Theo số liệu ghi nhận, hiện tập đoàn có hơn 64.100 cổ đông nắm giữ tổng cộng gần 710 triệu cổ phiếu.

Tại Đại hội, với 279 cổ đồng - đại diện cho 313,1 triệu cổ phiếu FLC (tỷ lệ 44,1% vốn) đã chất vấn ban lãnh đạo Tập đoàn FLC liên quan đến một số vấn đề đáng chú ý về cổ phiếu FLC sau hủy niêm yết, biến động nhân sự thượng tầng, kế hoạch tái cấu trúc,...

FLC muốn giãn trả nợ trái phiếu và hoán đổi bằng bất động sản

Cổ đông chất vấn lãnh đạo (đại diện là Chủ tịch Lê Bá Nguyên): "Vì sao đề xuất hạch toán ngoại bảng các khoản cho vay, đầu tư? Việc đề xuất này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của FLC?"

Lãnh đạo tập đoàn cho biết: "Theo Thông tư 48/2019/TT-BTC và Thông tư 24/2022/TT-BTC về việc hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng. Với các khoản công nợ khó đòi mà đánh giá không có khả thu hồi sẽ theo dõi ngoại bảng.

Thực tế, như báo cáo tôi mới trình bày, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài trong thời gian qua, rất nhiều đối tác của FLC đang trong tình trạng khó khăn, mất khả năng thanh toán, không thể liên hệ, không còn hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh. Do đó, để đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật về trích lập và xử lý các khoản dự phòng, chúng tôi kính đề nghị Quý cổ đông phê duyệt về các đề xuất liên quan đến hạch toán ngoại bảng và xử lý các khoản dự phòng.

Ngoài ra, tôi cũng xin được làm rõ thêm, các khoản hạch toán ngoại bảng hay trích lập dự phòng không có nghĩa là FLC mất quyền thu đối với các khoản này. Bản chất quyền thu hồi của FLC đối với các khoản này vẫn giữ nguyên, chỉ là công ty sẽ thực hiện theo dõi ngoại bảng (ngoài Báo cáo tài chính). Công ty cũng đã có kế hoạch thành lập Tổ thu hồi công nợ để thực hiện các biện pháp để thu hồi các khoản nợ này trong tương lai. Khi thu hồi được sẽ lại được ghi nhận trở lại trên cáo cáo tài chính với khoản thu nhập tương ứng".

Cổ đông tiếp tục đặt vấn đề, "Tại sao vẫn chưa có báo cáo tài chính kiểm toán? Khi nào FLC có báo cáo tài chính kiểm toán?".

Về vấn đề này, lãnh đạo FLC cho biết: "Tập đoàn mới mời được Công ty TNHH Kiểm toán UHY tham gia kiểm toán báo cáo tài chính từ tháng 8/2022. Từ đó đến nay, Công ty TNHH Kiểm toán UHY và các nhân sự FLC đã rất nỗ lực để sớm công bố Báo cáo tài chính được kiểm toán 2021. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, với các biến động nhất định về nhân sự cũng như sự thất lạc của một số thông tin và hồ sơ dẫn tới Công ty TNHH Kiểm toán UHY hiện chưa có được đầy đủ các thông tin để phát hành Báo cáo tài chính được kiểm toán 2021.

Đặc biệt, có một số vấn đề có ảnh hưởng đến số liệu Báo cáo tài chính, cần xin ý kiến phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông thì Công ty TNHH Kiểm toán UHY mới có căn cứ để xem xét phát hành Báo cáo tài chính kiểm toán 2021 cho FLC.

Vì vậy, chúng tôi kính đề nghị ĐHCĐ chấp thuận, phê duyệt các vấn đề liên quan đến số liệu báo cáo tài chính. Sau khi được Đại hội thông qua, công ty sẽ nỗ lực làm việc với Công ty TNHH Kiểm toán UHY để sớm phát hành và công bố Báo cáo tài chính được kiểm toán 2021".

Ngoài ra, cổ đông cũng chất vấn ban lãnh đạo về việc: "Trong thời gian qua, FLC liên tục bị cưỡng chế tiền nợ thuế (cả nghìn tỷ đồng) dẫn tới việc bị phong tỏa tài khoản, ngừng sử dụng hóa đơn. Xin hỏi HĐQT và Ban điều hành có phương án giải quyết tình trạng nợ thuế này như thế nào?"

Phúc đáp, Chủ tịch Lê Nguyên Bá cho biết: "Hiện tại, kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Tập đoàn FLC đang nhanh chóng được hoàn thiện để trình ĐHCĐ thường niên 2022 trong đó chúng tôi đã xác định, ưu tiên thanh toán các khoản nợ thuế.

Chúng tôi hi vọng các nội dung xin Đại hội ủy quyền cho HĐQT, Ban điều hành sẽ được Quý cổ đông sớm thông qua để chúng tôi đẩy nhanh các kế hoạch đầu tư kinh doanh, đồng thời sớm khắc phục tình trạng nợ thuế.

"Xin hỏi HĐQT và Ban Điều hành về những lô trái phiếu FLC phát hành trong 2 năm vừa qua cho những dự án nào và dư nợ trái phiếu FLC?"

Từ 2020 đến nay, Tập đoàn FLC đã phát hành tổng cộng 4 lô trái phiếu với tổng giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn FLC đã thanh toán/mua lại trước hạn được 3/4 lô trái phiếu đã phát hành (với tổng giá trị đã thanh toán khoảng 1.000 đồng) và hiện còn dư nợ khoảng 1.000 tỷ.

Tuy nhiên, gói trái phiếu này Tập đoàn đã thanh toán lãi đầy đủ cho các trái chủ, một số trái chủ có nhu cầu hoán đổi sang các bất động sản do Tập đoàn FLC nên trong phương án đề xuất trình ĐHCĐ lần này chúng tôi cũng xin ý kiến phê duyệt về việc giãn tiến độ thanh toán trái phiếu và hoán đổi bằng bất động sản".

Với nghĩa vụ trái phiếu như hiện tại, dư nợ trái phiếu của Tập đoàn FLC có thể coi là một trong những doanh nghiệp thấp nhất trên thị trường.

FLC tiếp tục khất trả nợ gốc và lãi lô trái phiếu hơn 1.000 tỷ đồng

Hàng loạt dự án bất động sản gặp khó, Bình Định sẽ ‘giải cứu’ bằng cách nào?

685 nhà đầu tư tố cáo ông Trịnh Văn Quyết, người mua AMD, ART, HAI, GAB, FLC sẽ không được bồi thường

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/flc-muon-gian-tra-no-trai-phieu-va-hoan-doi-bang-bat-dong-san-172639.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
FLC muốn giãn trả nợ trái phiếu và hoán đổi bằng bất động sản
POWERED BY ONECMS & INTECH