6T/2021, doanh thu hợp nhất và LNTT của FPT lần lượt đạt 16,228 tỷ đồng và 2,936 tỷ đồng, tăng 19.2% và 20.9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 1,906 tỷ đồng và 2,107 đồng, tăng 17.2% và 16.7%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế được cải thiện so cùng kỳ, đạt 18.3% (năm 2019 đạt 17.8%) do tỉ trọng mảng dịch vụ chuyển đổi số và xuất khẩu phần mềm tiếp tục tăng lên.
Mảng công nghệ có nhiều tín hiệu tích cực trong 6T2021.
Biên LNTT mảng CNTT nước ngoài tăng từ 15.2% 5T2021 lên 15.8% 1H2021 . Công ty chia sẻ, biên LNTT cải thiện phần lớn do hợp đồng các dự án lớn của C99 và Petronas có biên lợi nhuận cao hơn vì dự án cung cấp dịch vụ có giá trị cao hơn.
Cả hai mảng CNTT trong nước và nước ngoài đều trúng thầu hợp đồng lớn trong 1H2021 với 2.1 nghìn tỷ đồng (+87.5% ck) và 7.4 nghìn tỷ đồng (+52% ck). Đặc biệt mảng dịch vụ CNTT trong nước có những hợp đồng lớn như cũng cấp sản phẩm Made by FPT cho EVN, chuyển đổi số toàn diện cho Kim Tín, chuyển đổi số cho tỉnh Khánh Hòa. Với những hợp đồng này chúng tôi dự phóng sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận 2021, đặc biệt là mảng CNTT trong nước. Theo Gartner, chi tiêu CNTT toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,5% so với 8,4% trong 2021. Do đó, chúng tôi sự phóng doanh thu mảng công nghệ sẽ tăng khoảng 18% năm 2022, so với 16.8% năm 2021.
Mảng viễn thông
Trong 6T2021 biên LNTT cải thiện đạt 19.5%. Kết quả khả quan này nhờ mảng PayTV lãi 40 tỷ đồng vào 4T2021 trong khi cùng kỳ vẫn lỗ (mảng PayTV đạt điểm hoà vốn từ tháng 7/2020), dịch vụ internet băng thông rộng và sự tăng trưởng tốt của mảng quảng cáo trực tuyến. Lợi nhuận tích cực từ PayTV (bù đắp chi phí marketing tăng) có thể giúp ổn định biên LNTT mảng viễn thông năm 2021.
Những biến động từ nguồn nhân lực IT ở Ấn Độ do ảnh hưởng của dịch bệnh chưa có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động của FPT.
Theo chia sẻ của FPT, 1 hợp đồng CNTT mới cần từ 3-12 tháng để đấu thầu xong và từ 3-6 tháng tiếp theo để ghi nhận doanh thu vì vậy còn quá sớm để nói FPT và các công ty CNTT của Việt Nam giành được thị phần từ các công ty CNTT của Ấn Độ. Thêm vào đó, làm việc ở nhà và tại các chi nhánh ngoài Ấn Độ cũng giúp giảm thiểu rủi ro của dịch bệnh. Do đó, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài trong 6 tháng tới thì chúng tôi mới xem xét sự dịch chuyển của các hợp đồng CNTT từ Ấn Độ sang Việt Nam.
Ngày 4/5/2021, FPT công bố thương vụ sáp nhập với Base.vn. Chúng tôi cho rằng thương vụ này có thể thúc đẩy mảng CNTT trong nước của FPT, và sẽ tiến một bước dài trong chiến lược phần mềm như dịch vụ (SaaS) của FPT.
Base.vn được thành lập năm 2016, sản phẩm mục tiêu là phần mềm quản lý doanh nghiệp (E-tuyển dụng, E-wework, quản lý quy trình làm việc, truyền thông nội bộ, quản lý yêu cầu, đặt phòng họp, v.v.). Hiện nay Base.vn có hơn 5,000 khách hàng doanh nghiệp lớn và nhỏ ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng...
Hiện nay Base.vn có 3 bộ sản phẩm chính, đó là Quản trị và phát triển con người (HRM), các Phần mêm cộng tác (Collaboration) và Văn phòng điện tử (Digital Office). Sau khi sáp nhập với FPT, cả 3 mảng chính đều mang lại đóng góp lớn cho hệ sinh thái của FPT.
Đối với HRM và Collaboration, hiện nay FPT chưa có sản phẩm ở 2 mảng này. Chính vì vậy, việc sáp nhập sẽ mở rộng hệ sinh thái sản phẩm của FPT sang 2 lĩnh vực có nhu cầu lớn từ thị trường và tiềm năng phát triển bền vững.
Các sản phẩm Digital Office sẽ giúp đỡ rất nhiều cho các dự án chuyển đổi số của FPT. Đặc biệt trong bối cảnh các dự án DX cho các tỉnh thành đang được chính phủ đẩy mạnh và cần nhanh chóng thực hiện, thì việc có sản phẩm Digital Office của Base.vn sẽ thúc đẩy quá trình DX được hoàn thiện nhanh chóng và toàn diện. Đồng thời nhu cầu DX trong nước và nước ngoài vẫn còn rất lớn, việc có bộ sản phẩm Digital Office vào lúc này sẽ giúp FPT có lợi thế kí được nhiều hợp đồng DX hơn.
Nhìn một cách tổng thể, sau thương vụ sáp nhập này, FPT đã có trong tay rất nhiều sản phẩm mà trong tương lai, thị trường sẽ biết tới với nhãn mác “Made by FPT”. Có thể nói đây là bước tiến lớn giúp FPT tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong việc mở rộng các sản phẩm Made by FPT và hoàn thiện hệ sinh thái của công ty. Chúng tôi dự kiến nguồn doanh thu và lợi nhuận từ những sản phẩm này sẽ đóng vai trò quan trọng và thúc đẩy sự phát triển trong tương lai cùa FPT.
Mảng công nghệ
Ngày 4/5/2021, FPT công bố thương vụ sáp nhập với Base.vn. Chúng tôi cho rằng thương vụ này có thể thúc đẩy mảng CNTT trong nước của FPT, và sẽ tiến một bước dài trong chiến lược phần mềm như dịch vụ (SaaS) của FPT. Base.vn được thành lập năm 2016, sản phẩm mục tiêu là phần mềm quản lý doanh nghiệp (E-tuyển dụng, E-wework, quản lý quy trình làm việc, truyền thông nội bộ, quản lý yêu cầu, đặt phòng họp, v.v.). Hiện FPT chưa tiết lộ tỷ lệ nắm giữ cụ thể, những sẽ nhiều hơn tỷ lệ nắm quyền kiểm soát Base.vn.
Về dịch vụ CNTT nước ngoài: Dự báo về biên LNTT không đổi so với trước, do FPT chuyển sang các hợp đồng có giá trị gia tăng cao hơn. Các hợp đồng CNTT 2021 vẫn tập trung phát triển ở thị trường Mỹ và APAC.
Mảng viễn thông: tăng trưởng lợi nhuận tích cực chủ yếu từ PayTV.
Mảng giáo dục: có thể giảm nhẹ do ảnh hưởng từ dịch bệnh nên thời gian tuyển sinh và nhập học bị trì hoãn.
Triển vọng 2022-2025
Mảng công nghệ
Chúng tôi dự kiến mảng công nghệ sẽ duy trì tăng trưởng mạnh trong những năm 2022-2025.
Qua những làn sóng Covid-19, các công ty SMB đã nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của công nghệ trong kinh doanh, qua đó thúc đẩy nhu cầu chi tiêu cho công nghệ.Theo Gartner, chi tiêu CNTT toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,5% so với 8,4% trong 2021. Do đó, chúng tôi sự phóng doanh thu mảng công nghệ sẽ tăng khoảng 18% năm 2022, so với 16.8% năm 2021.
Bên cạnh đó, năm 2022, FPT có thể thêm đóng góp lợi nhuận mới từ BASE (biên lợi nhuận của BASE cao hơn nhiều dịch vụ CNTT) giúp cải thiện biên LNTT mảng CNTT.
Mảng viễn thông: Biên LNTT ước tính giảm nhẹ do mở rộng thị phần cũng như số lượng thuê bao internet mới ở các thành phố loại 2 & 3.
Mảng giáo dục: Nguồn nhân lực từ FPT Uni vẫn luôn đóng góp lớn trong đội ngũ nhân viên của FPT. Chính vì vậy, mảng giáo dục sẽ vẫn sẽ duy trì và có thể mở rộng trong những năm tới.
Dựa trên phương pháp định giá từng phần và phương pháp so sánh P/E, chúng tôi khuyến nghị MUA với giá mục tiêu là 109,000/cổ phần, upsize 16.2%. FPT đang giao dịch ở mức PE 2021 và 2022 lần lượt là 17.44 lần và 15.07 lần so với các công ty CNTT trên thế giới là 22 lần và 19 lần. Chúng tôi giữ nguyên giá mục tiêu 1 năm 109,000 đồng/cp do điều chỉnh tăng PE mục tiêu của mảng Công nghệ, và trúng thầu nhiều hợp đồng CNTT lớn ở cả trong và ngoài nước.