Bất động sản

Gặp khó, hai nhà máy đóng tàu tại tỉnh sắp lên TP trực thuộc Trung ương đứng trước nguy cơ phá sản

Quốc Chiến 13/06/2024 16:09

Trong năm 2023, khoản lỗ của cả hai nhà máy lên tới hơn 66 tỷ đồng

Theo thông tin mới nhất từ Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 của doanh nghiệp đóng mới 2 sản phẩm, sửa chữa 20 sản phẩm, lỗ gần 300 triệu đồng.

Đáng chú ý, tiền thuê đất hàng năm quá lớn so với năng lực hiện tại của nhà máy. Năm 2023, tiền thuê đất là hơn 1,2 tỷ đồng, sau khi được giảm 30%, số còn phải nộp là 877 triệu đồng. Công ty đã nộp 450 triệu đồng, nợ đến thời điểm 30/4/2024 là 427 triệu đồng. Cục Thuế địa phương đã thông báo nếu không nộp ngay sẽ tiến hành biện pháp cưỡng chế.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dựa theo tiền thuê đất năm 2024, mỗi năm công ty phải nộp số tiền thuê đất tương đương gần 8 tỷ đồng, trong khi doanh thu dự kiến đạt tối đa khoản 24 tỷ đồng (tiền thuê đất bằng 30% doanh thu của đơn vị). Điều này đã vượt ngoài khả năng tài chính của đơn vị.

> > Trung tâm triển lãm 18.000m2 từng được kỳ vọng là bộ mặt của TP. HCM chuẩn bị 'hồi sinh'

Đồng thời, Công ty Đóng tàu Cam Ranh kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy xem xét, hỗ trợ việc đàm phán ký kết các hợp đồng đóng mới (nếu có) với khách hàng trong quá trình công ty nộp đơn phá sản; có cơ chế miễn/giảm tiền thuê đất hàng năm; hỗ trợ khoản tạm ứng chi phí phá sản cũng như các chi phí phát sinh tiếp theo trong quá trình thực hiện công tác phá sản…

Cùng hoàn cảnh, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang tình hình cũng rất khó khăn, khi năm 2023 chỉ có 5 sản phẩm được thi công đạt 50% kế hoạch.

Công ty lỗ hơn 66,5 tỷ đồng do chi phí khấu hao, chi phí tài chính của các khoản vay nợ cũ, chi phí quản lý doanh nghiệp…

Tuy nhiên, với việc xúc tiến và ký được đơn hàng đóng mới tàu công trình với khách hàng trong quý IV/2023, công ty kỳ vọng sẽ đảm bảo được việc làm, thu nhập cho người lao động trong nửa đầu năm 2024.

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 318/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở đó, địa phương này đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Mục tiêu của Khánh Hòa là định hướng đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại I - thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình phát triển đô thị đến năm 2030 (nguồn vốn đầu tư toàn xã hội) dự kiến khoảng 1.299.000 tỷ đồng (tương đương gần 53 tỷ USD).

> > Nhà Khang Điền (KDH) đã pre-sales 100% dự án The Privia

Việt Nam sắp có nhà máy lắp ráp ô tô thứ 19 tại một tỉnh miền núi phía Đông Bắc

'Cái nôi' công nghiệp Việt Nam dồn lực giải quyết vấn đề đất đai dự án nhà máy thủy điện lớn nhất phía Nam

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/gap-kho-hai-nha-may-dong-tau-tai-tinh-sap-len-tp-truc-thuoc-trung-uong-dung-truoc-nguy-co-pha-san-d125001.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Gặp khó, hai nhà máy đóng tàu tại tỉnh sắp lên TP trực thuộc Trung ương đứng trước nguy cơ phá sản
POWERED BY ONECMS & INTECH