Giá cà phê hôm nay 15/5/2022 giảm 100 - 300 đồng/kg tại các vùng trọng điểm trên cả nước, dao động trong khoảng 39.700 - 40.100 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước
Chốt phiên cuối tuần, giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục giảm 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.100 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 40.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động ở 40,600 đồng/kg.
Trong bối cảnh hiện nay, giao dịch trong nước chậm lại do nông dân đã bán hầu hết dự trữ của họ trước khi kết thúc vụ năm nay. Cục Xuất nhập khẩu dự báo quý II xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 739 nghìn tấn, trị giá 1,66 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 57% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 4, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.301 USD/tấn, tăng 2,3% so với tháng 3 và tăng 23,4% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.245 USD/tấn, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 4 so với tháng 4/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Philippines giảm mạnh.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo quý II xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, giá cà phê sau khi tăng mạnh trong các tháng đầu năm 2022, thì sang tháng 3 và tháng 4 có xu hướng giảm do áp lực về nguồn cung dồi dào và nhu cầu tiêu thụ giảm trong ngắn hạn do lạm phát tăng cao.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục sụt giảm. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 18 USD xuống 2.040 USD/tấn, còn giá cà phê giao tháng 9/2022 cũng giảm 18 USD xuống 2.043 USD/tấn. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Giá cà phê giao tháng 7/2022 giảm 1,4 xu Mỹ xuống 213,90 xu Mỹ/lb và giá cà phê giao tháng 9/2022 giảm 1,3 xu Mỹ xuống 214,05 xu Mỹ/lb (1lb=0,45kg). Khối lượng giao dịch cao trên mức trung bình.
Chỉ số đồng USD điều chỉnh giảm và tỷ giá đồng real tăng mạnh sẽ hỗ trợ cho giá cà phê. Tuy nhiên, do đã tăng quá mạnh trong phiên ngày ngày 11/5 nên giá cà phê tiếp tục giảm nhẹ trở lại khi tin tức sương giá ở vùng cà phê chính phía đông nam Brazil chưa lấy gì làm chắc chắn.
Đặc biệt, hãng khí tượng Somar Met dự báo các vùng cà phê Arabica chính ở bang Minas Gerais có mưa vào cuối tuần, sẽ giúp đất đai tăng thêm độ ẩm và do đó, sẽ làm giảm nguy cơ sương giá khi có luồng khí lạnh đi vào các vùng này.
Cho dù các thị trường cà phê kỳ hạn đã sụt giảm khá mạnh cho tới giữa phiên nhưng yếu tố tiền tệ đã hỗ trợ để ngăn cản đà giảm khi nguy cơ sương giá hầu như còn không đáng kể, trong khi thị trường vẫn còn nguyên áp lực từ vụ thu hoạch năm nay đã bắt đầu ở Brazil và vụ Mittaca ở Colombia.
Indonesia đã bước vào vụ thu hoạch mới được hơn một tháng và hiện đang là giai đoạn trọng điểm. Ước tính trung bình sản lượng cà phê Robusta năm nay sẽ khoảng 9,3 triệu bao, giảm 0,53% so với vụ trước và cà phê Arabica ổn định ở mức trung bình là 1,3 triệu bao. Đây là yếu tố góp thêm sức nặng cho các thị trường cà phê trong thời gian tới.