Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, dầu thô WTI tăng 1,5% lên 120,7 USD/thùng, còn dầu Brent tăng gần 2% lên 122 USD/thùng.
Theo Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nguồn cung hiện rất khó để gia tăng, nên các nhà đầu tư kỳ vọng vào việc giá dầu sẽ hạ nhiệt nhờ sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ.
Ngân hàng Goldman Sachs cũng cho rằng giá năng lượng sẽ cần tăng cao hơn nữa để người Mỹ bắt đầu cắt giảm tiêu thụ. Với tốc độ tăng trưởng và phục hồi kinh tế thế giới hiện nay, người tiêu dùng vẫn có khả năng để hấp thụ mức giá cao hơn. Vì vậy, nếu Fed ưu tiên việc kiềm chế lạm phát bằng việc sử dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ gắt gao hơn, nhu cầu tiêu thụ dầu có thể giảm do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Công cụ theo dõi lãi suất CME Watchtool cũng nâng xác suất dự báo việc sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp vào ngày 14, 15/6 tuần này lên gần 20%. Trước những kỳ vọng này, chỉ số Dollar Index cũng tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên 104.5 điểm, mức cao nhất trong vòng 1 tháng và là một yếu tố khác gây sức ép lên giá dầu trong phiên sáng nay.
Bên cạnh đó, việc đồng USD tăng mạnh, cùng với việc dòng tiền rời khỏi các thị trường tài chính trong phiên sáng nay cũng khiến cho giá dầu chịu phải sức ép bán nhất định.
Tuy nhiên, nhiều khả năng thị trường cũng phản ứng quá mức trước các tin tức này, khiến cho áp lực bán lan tỏa liên thị trường.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng của giá dầu WTI vẫn đang khá vững. Giá chịu áp lực điều chỉnh khi chạm cạnh trên của Bollinger Band. Hai mức hỗ trợ gần nhất với giá lần lượt là 118 USD và 115 USD (cạnh giữa của Bollinger Band). Mức 115 cũng là vùng hỗ trợ 38.2 theo Fibonacci, nên nhiều khả năng giá có thể test lại mức hỗ trợ.
Giá xăng dầu hôm nay 14/12: lấy lại đà tăng
VietinBank (CTG) sẽ bán tài sản đảm bảo cho khoản nợ nghìn tỷ của đại gia xăng dầu Trung Linh Phát