JPMorgan dự báo, giá dầu có thể chạm mốc 125 USD/thùng trong năm 2022 và 150 USD/thùng trong năm 2023.
Giá dầu hôm nay 24/1
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,56% lên 85,62 USD/thùng vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam) ngày 24/1. Giá dầu thô Brent giao tháng 3 cũng tăng 0,59% lên 88,41 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm nhẹ trong bối cảnh tồn kho nhiên liệu và dầu thô của Mỹ tăng bất ngờ. Việc chốt lời trước cuộc họp cuối tuần và cuộc họp của Fed vào tuần tới cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến sự giảm giá.
Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 11 trong khi dự trữ xăng tăng lên mức cao nhất trong 11 tháng.
Dự trữ dầu thô tăng 515.000 thùng trong tuần tính đến ngày 14 tháng 1 lên 413,8 triệu thùng, so với kỳ vọng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters về mức giảm 938.000 thùng.
EIA cho biết hoạt động của nhà máy lọc dầu giảm 120.000 thùng / ngày xuống 15,45 triệu thùng / ngày và công suất sử dụng giảm 0,3 điểm phần trăm xuống 88,1% tổng công suất trong tuần trước. Ngoài ra, nhập khẩu dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng 21.000 thùng / ngày, dữ liệu cho thấy.
Dự trữ xăng của Mỹ tăng 5,9 triệu thùng trong tuần lên 246,6 triệu thùng, EIA cho biết, so với kỳ vọng tăng 2,6 triệu thùng. Các kho dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu nóng, đã giảm 1,4 triệu thùng trong tuần trước xuống 128 triệu thùng.
Giá dầu sắp vượt mốc 100 USD/thùng
Giá hợp đồng tương lai dầu Brent, tăng tới 50% trong năm 2021, tăng 14% kể từ đầu năm 2022, lên cao nhất 7 năm 89 USD/thùng trước khi đảo chiều. Với việc khả năng sản xuất có hạn, dự trữ ở mức thấp và căng thẳng địa chính trị đang nổ ra tại một số khu vực, giá dầu đang hướng tới 100 USD/thùng, mức được Goldman Sachs dự báo có thể bị phá vào giữa năm nay.
JPMorgan dự báo giá dầu có thể chạm 125 USD/thùng trong năm 2022 và 150 USD/thùng trong năm 2023.
Tác động từ mức tăng 12 USD lên trên 100 USD/thùng có vẻ không quá lớn trong bối cảnh lạm phát tăng đã phản ánh rõ ràng xu hướng tăng giá năng lượng trong suốt năm qua. Các nền kinh tế, đặc biệt là tại phương Tây, đang sử dụng ít năng lượng hơn một thập kỷ trước.
Các đợt tăng lãi suất tại một số quốc gia như Anh và Na Uy và những úp mở từ các ngân hàng trung ương như Fed về tốc độ siết hỗ trợ, phần nào kiểm chứng kỳ vọng lạm phát từ quá trình theo dõi biến động giá dầu.
Các nhà hoạch định chính sách cũng đã tính đến những hiệu ứng cơ sở khi đà tăng giá dầu trong năm 2021 dịu xuống, qua đó kéo giảm mức gia tăng lạm phát vắt năm.
Nhiều người tranh luận rằng tác động tâm lý khi giá dầu chạm 100 USD/thùng là không thể ngó lơ khi người tiêu dùng, doanh nghiệp và các chính trị gia tỏ ra quan ngại về việc lạm phát liên tục đạt đỉnh. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ đã tăng 7%, cao nhất trong vòng 40 năm.
Theo dữ liệu công bố hôm 19/1, lạm phát tại Anh được ghi nhận cao nhất 30 năm. Kết quả này cũng cho thấy những tác động từ đà tăng giá năng lượng đang giảm dần so với giá thực phẩm và dịch vụ lưu trú.
Theo Fredrik Ducrozet, chiến lược gia tại Pictet Wealth Management, sẽ có thể là một điểm tốt trước lạm phát khi gá năng lượng tăng cao.
"Thời điểm này có một chút khác biệt vì chúng ta đang ở điểm mà những rủi ro đã xuất hiện và các ngân hàng trung ương tỏ ra khá lo lắng về vòng xoáy lương-giá vì giá năng lượng có sẽ gây ra những tác động 'vòng hai'”.
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ứng phó như thế nào với 'mùa đông khắc nghiệt' của ngành lọc hóa dầu?
Mỹ bơm 13,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, thách thức OPEC+ giữa lúc giá dầu giảm