Loại cây giá rẻ tận dụng từ rễ đến ngọn là 'mỏ vàng' của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang liên tục giảm giá mạnh
Theo Hiệp hội sắn Việt Nam (VCA), mặc dù giá sắn đã giảm sâu, nhưng nhu cầu mua hàng từ các nhà máy Trung Quốc vẫn rất chậm. Tồn kho tại Thanh Đảo, Trung Quốc ở mức khoảng 120.000 tấn.
Cây sắn là một loại cây trồng đa năng của Việt Nam, đang được các quốc gia trên thế giới săn đón từ gốc đến ngọn. Củ sắn được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng như tinh bột, bột sắn, sắn lát khô phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm và chăn nuôi. Thân sắn được tận dụng làm giống, củi đun và nguyên liệu cho ngành công nghiệp xenlulose. Lá sắn, một sản phẩm phụ giá trị, trở thành nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là nuôi cá và tằm, và được xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản và các cộng đồng người châu Á trên toàn cầu.
Với ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, chăn nuôi và thực phẩm, sắn đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại nguồn thu đáng kể cho đất nước. Cây sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn và thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo. Bên cạnh đó lá sắn được sử dụng để làm thức ăn trong chăn nuôi.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 11 đã đạt kim ngạch hơn 90,7 triệu USD với hơn 230 nghìn tấn, ghi nhận mức tăng ấn tượng 30,8% về khối lượng và 19,2% về giá trị so với tháng 10. Lũy kế 11 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn đạt hơn 2,3 triệu tấn, tương đương với kim ngạch 1,04 tỷ USD, tuy nhiên, giảm 12,8% về lượng và 10% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc hiện đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất, đạt hơn 2,15 triệu tấn kim ngạch vượt 958 triệu USD, giảm 11,5% về lượng, 9% về trị giá nhưng giá bình quân tăng 3%, đạt 445 USD/tấn. Đài Loan đứng thứ hai với hơn 43 nghìn tấn, kim ngạch 23 triệu USD, sản lượng không đổi nhưng giá trị tăng 5%, giá bình quân đạt 537 USD/tấn. Hàn Quốc xếp thứ ba, nhập hơn 38 nghìn tấn với giá trị 12 triệu USD, giảm mạnh 64% về lượng và 69% về trị giá, giá bình quân đạt 320 USD/tấn, giảm 13% so với năm trước.
Theo tin từ các nhà máy sắn, mặc dù giá sắn đã giảm sâu, nhưng nhu cầu mua hàng từ các nhà máy Trung Quốc vẫn rất chậm. Tồn kho tại Thanh Đảo, Trung Quốc ở mức khoảng 120.000 tấn (ở ngưỡng rất thấp, vì với mức tiêu thụ tinh bột sắn tại thị trường Trung Quốc vào thời điểm chính vụ hàng năm, số lượng hàng này có thể được dùng hết trong khoảng 01 tuần).
Trong khi đó, Hiệp hội sắn Thái Lan công bố giá bán Tinh bột sắn giữ nguyên so với tuần trước đó, ở mức 465 USD/tấn FOB Bangkok (công bố ngày 03/12/2024. Các nhà máy Việt Nam đang chào bán mức giá giảm 10 USD/tấn so với tuần trước, trong khoảng 425 - 435 USD/tấn FOB cảng Hồ Chí Minh.
Với ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, chăn nuôi và thực phẩm, sắn đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Ảnh minh họa |
Tháng 4/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Mục tiêu đến năm 2030, sản lượng sắn tươi cả nước đạt khoảng 11,5 - 12,5 triệu tấn ; diện tích trồng sắn sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lượng đạt 40-50%. Phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2,0 tỷ USD.
Tầm nhìn đến năm 2050, ngành hàng sắn của Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững, 70-80% diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững, sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol, mỳ chính,...) chiếm trên 90%, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 2,3-2,5 tỷ USD.
Với diện tích trồng sắn rộng lớn và sản lượng dồi dào, Việt Nam cùng với Thái Lan đang dẫn đầu nguồn cung sắn toàn cầu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để mở rộng thị trường sang EU, đặc biệt trong bối cảnh giá lương thực tại châu Âu đang tăng cao.
Theo tin từ các đơn vị xuất khẩu sắn lát, giá tuần này giữ nguyên so với tuần trước. Theo nhận định, các đơn vị kinh doanh sắn lát vụ 2024 – 2025 có thể sẽ tập trung thu mua sắn lát theo tiêu chuẩn làm TACN thay vì mua số lượng lớn hàng dùng cho nhà máy sản xuất Cồn.
>>Trung Quốc bao mua, củ từng ‘cứu đói’ ở Việt Nam nay thu về gần 700 triệu USD