Giá dầu và hàng hóa “leo thang” đẩy nguy cơ suy thoái kinh tế tăng cao

10-03-2022 09:31|Mai Chi

Một nền kinh tế bước vào suy thoái đã dần hiện hữu khi áp lực giá dầu, giá thực phẩm và các loại hàng hóa đang ngày càng trầm trọng.

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga hôm 8/3, giá dầu thô của Mỹ đã giao dịch trên 128 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tăng trên 130 USD trước khi giảm trở lại.

Theo thống kê từ Goldman Sachs, Nga cung cấp 11% lượng tiêu thụ dầu toàn cầu, 17% lượng khí đốt toàn cầu và 40% lượng tiêu thụ khí đốt của Tây Âu vào năm 2021.

Chủ tịch của Lipow Oil Associates dự báo, nếu Nga trả đũa bằng cách từ chối cung cấp dầu cho châu Âu thì giá dầu sẽ tăng thêm từ 20 - 30 USD/thùng.

Trong trường hợp xấu nhất, lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu năng lượng của Nga ở tất cả các quốc gia tiêu thụ lớn sẽ “làm giảm và gián đoạn nguồn cung năng lượng một cách nghiêm trọng và đẩy giá tiếp tục đi sâu vào vùng lãnh thổ chưa được thăm dò”, Caroline Bain - Nhà kinh tế hàng hóa chính tại Capital Economics nói.

Không loại trừ khả năng dòng chảy dầu sẽ được sắp xếp lại, nhưng các chuyên gia nhận định biện pháp này có thể không hiệu quả.

Ước tính “cú sốc 20 USD duy trì” về giá dầu sẽ làm giảm GDP thực tế xuống 0,6% trong khu vực đồng euro và ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng.

gia-dau-the-gioi.gif

Triển vọng của thị trường toàn cầu trong bối cảnh hiện tại cũng không mấy sáng sủa.

Chỉ số S&P 500 đã giảm gần 3% trong ngày 7/3 và giá dầu tiến sát mức giá cao nhất trong một thập kỷ, trong khi niken và lúa mì đều tăng giá mạnh. Đó là mối đe dọa về sự suy giảm kinh tế đã gia tăng trong bối cảnh rủi ro địa chính trị ở châu Âu và một Cục Dự trữ Liên bang (Fed) duy trì “quan điểm diều hâu”.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số chứng khoán từ châu Âu và châu Á đang hướng tới thị trường con gấu khi đã giảm gần 20% so với mức đỉnh gần đây. Trong khi chỉ số S&P 500 hoạt động tốt hơn khi chỉ giảm 12% từ mức đỉnh nhờ vào tính chất trú ẩn và không có nhiều hoạt động thương mại với Nga.

suy-thoai-kinh-te.jpg
Chênh lệch giữa trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm. Nguồn: Bloomberg.

Ngoài ra, lúa mì, ngô, đồng và giá các mặt hàng đều tăng vọt sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang nghiêm trọng.

Tất cả những gì đang diễn ra có thể đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Trong đó, việc tăng giá năng lượng đặc biệt đáng ngại, vì không chỉ gây căng thẳng cho tiêu dùng của các hộ gia đình mà còn làm tăng thêm áp lực về giá cả, có khả năng thúc đẩy các ngân hàng trung ương trên thế giới thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát.

“Giá dầu, cũng như đường cong lợi suất và vị trí của chúng ta trong chu kỳ kinh tế, chắc chắn đang dấy lên những tín hiệu suy thoái. Tôi không nói ngày mai bầu trời sụp đổ. Nhưng tôi nghĩ chắc chắn nó sẽ xảy ra trong vòng 12 tháng tới”, Victoria Greene - đồng sáng lập và Giám đốc đầu tư tại G Squared Private Wealth nói.

Cảnh báo suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới

Chuyên gia cảnh báo ‘siêu bong bóng’ đã xuất hiện, TTCK có thể chịu cú sụp đổ kinh hoàng

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gia-dau-va-hang-hoa-leo-thang-day-nguy-co-suy-thoai-kinh-te-tang-cao-132357.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá dầu và hàng hóa “leo thang” đẩy nguy cơ suy thoái kinh tế tăng cao
    POWERED BY ONECMS & INTECH