Giá phân bón tiếp tục tăng cao

18-04-2022 10:55|Bảo Trâm

Theo các doanh nghiệp trong ngành phân bón, nguồn cung phân bón đang khan hiếm do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine.

Ở thời điểm hiện tại, giá nhiều loại phân bón vẫn duy trì ở mức cao. Các loại phân bón nhập khẩu như kali Canada và Belarus dạng bột ở mức 18.000 đồng/kg, DAP Hàn Quốc đen 64% giá 27.000 đồng/ kg, DAP Đình Vũ xanh 61% ở mức 21.500 đồng/ kg, ure Phú Mỹ và Cà Mau ở mức 17.500-18.000 đồng/kg.

Theo các doanh nghiệp trong ngành phân bón, nguồn cung phân bón nói chung đang khan hiếm do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine.

Năm 2021, Nga xuất khẩu đến 7 triệu tấn ure, chiếm 18% tổng thị phần và nhà cung cấp số một thế giới. Việc Nga bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu của Nga trong đó có phân bón. Đáng nói, tại Việt Nam và nhiều nước châu Á đang chuẩn bị vào vụ mùa sản xuất mới đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng phân bón tăng.

Vinacam một trong những nhà nhập khẩu phân bón hàng đầu Việt Nam dự báo thị trường phân bón tháng 4 và quý II/2022 chịu tác động lớn từ chiến sự Nga - Ukraine. Đối với phân ure, hầu hết các nhà sản xuất lớn ở khu vực Đông Nam Á đã hết hàng giao tháng 4 kéo dài tới nửa đầu tháng 5.

Theo Vinacam, đối với DAP, giá thế giới đi ngang, người mua chấp nhận giá 1.050 - 1.080 USD/ tấn (FOB). Các doanh nghiệp Trung Quốc chào giá 1.150 - 1.200 USD/ tấn tại cửa khẩu Lào Cai tương đương giá vốn tầm trên dưới 30 triệu đồng/tấn tại TP. HCM.

Vinacam nhận định, nguồn cung DAP từ các nhà sản xuất nội địa lại càng eo hẹp hơn khi vấn đề nguồn nguyên liệu chưa được giải quyết triệt để, trong khi phần lớn lượng hàng sản xuất ra lại ưu tiên cho thị trường xuất khẩu. Thị trường sẽ sớm tăng giá trở lại khi nguồn hàng tồn kho giá rẻ đã hết, cộng với việc xuất khẩu ồ ạt và vụ mùa đang đến gần. Dự kiến giá DAP 64 nhập khẩu sẽ leo lên mức 28.000 - 30.000 đồng/tấn trong quý III/2022.

Một mặt hàng quan trọng là NPK, không thể nhập khẩu từ Nga, nguồn cung từ Trung Quốc thì ách tắc vì hàng rào kĩ thuật từ kiểm hóa hải quan. Dòng NPK nhập khẩu từ Hàn Quốc đã mới có thông báo chính thức “chỉ có thể sản xuất NP vì nguồn kali cạn kiệt”.

Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu phân bón trong 3 tháng đầu năm 2022 lên tới 291 triệu USD, tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước…

Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2022, lượng phân bón xuất khẩu của cả nước đạt 352.672 tấn, tăng gần 70% so với 2 tháng đầu năm 2021; thu về gần 242 triệu USD, tăng 280% về kim ngạch. Giá phân bón xuất khẩu trung bình đạt 685,3 USD/ tấn, tăng 124% so với cùng kỳ năm trước.

Đạm Cà Mau (DCM) ký kết với doanh nghiệp Trung Quốc, phân phối sản phẩm độc quyền tại Việt Nam

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Áp thuế GTGT phân bón 5%, nông dân được hưởng lợi!

Bài thuộc chủ đề Sản xuất, Công nghiệp
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gia-phan-bon-tiep-tuc-tang-cao-133254.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá phân bón tiếp tục tăng cao
    POWERED BY ONECMS & INTECH