Theo Cục Chăn nuôi, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm từ 65 - 70% giá thành tùy quy mô và kỹ thuật nuôi. Dự báo, giá thức ăn chăn nuôi còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Thức ăn chăn nuôi đã tăng giá 14 đợt
Theo các chủ trang trại chăn nuôi, tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã được điều chỉnh 14 đợt. Đáng chú ý, mặc dù vừa được điều chỉnh tăng trong tuần qua nhưng theo dự báo giá thức ăn chăn nuôi còn tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới, khiến người chăn nuôi vô cùng lo lắng.
Theo khảo sát, Công ty MNS Feed đã tăng 300 - 500 đồng/kg thức ăn chăn nuôi (cám), áp dụng tại khu vực miền Nam. Công ty De Heus cũng đã tăng 300 - 400 đồng/kg đối với hầu hết loại cám, áp dụng từ tỉnh Quảng Trị đến Cà Mau.
Mặc dù nỗ lực “cầm cự”, nhưng do giá nguyên liệu nhập khẩu như ngô, đậu nành… tăng quá cao, nhiều doanh nghiệp đã phải điều chỉnh giá cám thành phẩm. Cụ thể, các công ty: Emivest Feedmill (Tiền Giang), CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam, Greenfeed Việt Nam (chi nhánh Vĩnh Long), CJ Vina Agri... đã điều chỉnh tăng từ 300 - 400 đồng/kg đối với hầu hết sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, trong khi người chăn nuôi chưa hết “sốc” vì đợt tăng giá thức ăn chăn nuôi mới đây, thì hiện nay đã có thông tin khoảng 2 tuần nữa giá thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục vào đợt tăng mới, bởi chi phí logistics vẫn tiếp tục tăng; xung đột Nga – Ukraina căng thẳng đã khiến giảm sút lượng nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên toàn cầu.
Người chăn nuôi "khóc ròng" vì thua lỗ
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá cám tăng là đòn nặng nề “đánh” vào người chăn nuôi, bởi hầu hết người nuôi đang không có lãi.
Một người chăn nuôi lợn tại Phương Định, Trực Ninh, Nam Định cho biết, đầu tháng 5, đại lý thức ăn chăn nuôi đã điều chỉnh tăng giá bán thêm 400 đồng/kg đối với cám dành cho lợn. Giá cám quá cao "ăn" hết lợi nhuận của người nuôi.
Một người chăn nuôi lợn khác tại Yên Thành – Nghệ An thông tin thêm: Mặc dù chỉ tăng 300-400 đồng/kg, tưởng nhỏ nhưng mỗi bao cám tăng khoảng 40.000 đồng, 1 con lợn đủ 1 tạ phải ăn 10 bao, tính ra tiền cám đã "đội" lên 400.000 đồng.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Hội Chăn nuôi miền Bắc – miền Trung cũng chia sẻ: Dù thua lỗ, nhưng chủ các trang trại (phần lớn là trang trại nhỏ) vẫn phải "cắn răng" nuôi, chỉ giảm bớt số lượng, phòng khi giá tăng trở lại sẽ “trở tay không kịp”.
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã nhiều lần thông báo tăng giá cám, mỗi lần tăng 300-400 đồng, trong khi giá lợn hơi hiện nay chỉ 54.000-55.000 đồng, người nuôi đang không có lãi, thậm chí thua lỗ.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho hay, không riêng gì chăn nuôi lợn, người nuôi gia cầm cũng đang “méo mặt” vì giá cám không ngừng “phi mã”.
Hiện nay, giá gà lông trắng bán ra ở mức 36.000 đồng/kg nhưng giá thành sản xuất đã 28.000-29.000 đồng/kg, nếu không tính toán, người nuôi cầm chắc thua lỗ.
Theo Cục Chăn nuôi, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm từ 65-70% giá thành tùy quy mô chăn nuôi và kỹ thuật nuôi. Nay giá cám tăng, đồng nghĩa với Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chăn nuôi đang là chi phí lớn nhất.
Cháy lớn tại xưởng thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp mất trắng 100 tỷ đồng
Hà Nội sắp có trung tâm thương mại 24 tầng, nằm 'sát sườn' bến xe Nước Ngầm